Quốc hội chính thức 'quyết' tăng 5% lương cơ sở từ ngày 1/5/2016
Tăng lương hưu theo phương án nào? | |
Nếu lương giáo viên quá thấp sẽ ảnh hưởng chất lượng giáo dục | |
Giảm bớt hội họp, tiêu xài là có tiền tăng lương |
Với 392/435 đại biểu có mặt tán thành (88,06%), sáng nay (11/11), các đại biểu Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.
Các đại biểu ấn nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội |
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 nêu rõ, từ ngày 1/5/2016, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức sẽ tăng 5%, tăng 60.000 đồng so với trước. Theo đó, mức lương cơ sở được điểu chỉnh từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng. Riêng lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công vẫn giữ mức tăng 8% như năm 2015.
Ngoài ra, Nghị quyết còn đề xuất điều chỉnh tiền lương với người có mức lương hưu và trợ cấp mất sức lao động dưới 2 triệu đồng/tháng, đồng thời điều chỉnh mức trợ cấp với đối tượng giáo viên mầm mon có thời hạn công tác trước 1995 để lương hưu đạt mức lương cơ sở.
Về cơ sở để tăng lương, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Sau khi cân đối các nguồn chi, Chính phủ thấy sắp xếp được một số nguồn, tức là giảm chi, dành khoảng 11.000 tỷ đồng để cải thiện đời sống cán bộ công chức, người làm công ăn lương.
Chính phủ đặt ra hai vấn đề. Những người về hưu, người có công, người có hệ số lương dưới 2,34% đã được Chính phủ nâng lương 8% từ 1/1/2015 thì nay vẫn tiếp tục thực hiện.
Còn những đối tượng có mức lương hệ số trên 2,34 tức là công chức, được tăng thêm 60.000 đồng, tăng thêm 5%, chi tăng lương hết 11.000 tỷ đồng và Chính phủ cho thực hiện từ 1/5/2016. Ông Lợi cho rằng, việc tăng lương là xuất phát từ tình hình đời sống cán bộ công chức có khó khăn, mức lương cơ sở quá thấp.
Ngoài ra, ông Lợi cho rằng trước đây Chính phủ đã điều chỉnh lương cho những người có công, người về hưu và người có hệ số lương dưới 2,34 rồi nên người đang làm việc, lương có cao hơn chút nhưng bản chất đời sống khó khăn, vẫn phải cân bằng. Do vậy, Chính phủ cũng sắp xếp các nguồn lại, tiết kiệm khoản chi và dành ra các nguồn để nâng mức lương cơ sở lên được thì mới hợp lý.
“Tăng 60.000 đồng là thấp nhưng người lao động còn có hệ số lương nữa để nhân lên, do vậy sẽ giúp cải thiện đời sống một phần. Mặc dù chưa đáp ứng nhu cầu nhưng cũng cho thấy sự cố gắng của Chính phủ. Một năm tiết kiệm chi 11.000 tỷ đồng không đơn giản. Ngay từ đầu, Chính phủ cũng muốn tăng lương trên 8% nhưng không cân đối được nguồn” – ông Lợi nói.
Theo ông Lợi, việc tăng lương 5% trong bối cảnh ngân sách hiện nay khó khăn là sự cố gắng rất lớn của Chính phủ. Kế hoạch lúc đầu sẽ tăng mức lương cơ sở thêm 100.000 đồng, nhưng do không cân đối được nên phải “liệu cơm gắp mắm” và chỉ tăng thêm được 60.000 đồng.
Đại biểu Bùi Sĩ Lợi cũng cho rằng, cùng giải pháp này cần khuyến nghị Chính phủ tích cực có giải pháp kìm chế lạm phát, vì không kìm chế thì tăng lương sẽ ảnh hưởng. Đồng thời nghiên cứu sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, tinh giản biên chế để cải cách tiền lương một cách căn cơ.
Cải cách tiền lương không phải chỉ nâng mức lương cơ sở, mà ngoài việc nâng mức này thì phải cải cách cả hệ thống thang bảng lương, làm sao tiền lương phải đúng bản chất, phần cứng phải hơn phần mềm. Tiền lương phải thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, làm tăng năng suất lao động./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40