Tăng cường vai trò giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc

LĐTĐ - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ VIII (từ ngày 25 đến 27/ 9) diễn ra đúng vào thời điểm cả nước đang chuẩn bị cho đại hội Đảng bộ các cấp diễn ra vào năm sau; đặc biệt cũng là thời điểm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tiến hành triển khai thực thi Hiến pháp 2013.

Nhân sự kiện quan trọng này, UVBCT, Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nêu lên những nhiệm vụ đặt ra với MTTQ thời gian tới.

Những gì liên quan đến dân sinh là giám sát

Theo Chủ tịch UBTWMTTQ Nguyễn Thiện Nhân, ngoài những quy định như Hiến      1992, Điều 9 Hiến pháp 2013 có quy định thêm một nội dung mới là MTTQ thực hiện  “giám sát, phản biện xã hội”. Để triển khai thực hiện các qui định trong Hiến pháp thì cần có các văn bản hướng dẫn thi hành, tức là Quốc hội phải ban hành luật hoặc pháp lệnh hay Chính phủ phải ban hành nghị định về giám sát, phản biện xã hội. Vấn đề đặt ra là  với nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng với xã hội, với Nhà nước và nhân dân như vậy thì chúng ta có đợi đến khi có luật hoặc pháp lệnh thì mới thực hiện hay không? Cùng với Hiến pháp 2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về việc ban hành Quy chế Giám sát và phản biện xã hội của MTTQ VN và các tổ chức chính trị-xã hội.

Như vậy, chúng ta đã có Hiến pháp 2013 thể hiện “lòng dân”, Quyết định 217 thể hiện “ý Đảng”. Đây là 2 tiền đề quan trọng cho phép MTTQ tổ chức triển khai thực hiện chức năng “giám sát, phản biện xã hội” trong giai đoạn mới mà không cần đợi đến khi có luật hay pháp lệnh hướng dẫn thi hành Hiến pháp”, Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng nêu lên những giám sát mà MTTQ đã triển khai.

Thứ nhất là giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có công. Đây là chính sách được Nhân dân rất quan tâm. Nhưng qua khảo sát thì thấy không phải tất cả người có công đều đang được hưởng chính sách và có những người hiện đang hưởng chính sách thì lại không đúng đối tượng. Từ năm 1954 đến nay chưa bao giờ nước ta tiến hành tổng rà soát việc thực hiện chính sách đối với người có công, có thể là do khối lượng công việc thì lớn mà lực lượng cán bộ chuyên trách thì mỏng. Do đó, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, MTTQ Việt Nam đã huy động lực lượng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ và Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội triển khai giám sát trong hai năm 2014 và 2015. Nhờ vào lực lượng hùng hậu này, công tác rà soát, giám sát đã được tiến hành đến từng hộ gia đình có liên quan.

Thứ hai là, xuất phát từ thực tế các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội rất nhiều. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động, trong khi đó thanh tra bảo hiểm xã hội lại không được áp dụng các chế tài đối với các doanh nghiệp vi phạm. Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ LĐTBXH, Thanh tra Chính phủ và Bảo hiểm xã hội VN đã ký chương trình phối hợp giám sát việc chấp hành luật pháp về bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp. Cuộc giám sát này sẽ được tiến hành trong nhiều năm, Tổng liên đoàn lao động VN sẽ là “binh đoàn” chủ lực của tham gia chương trình giám sát này.

Thứ ba, việc giám sát được tiến hành nhằm bảo vệ quyền lợi của nông dân cũng xuất phát từ tình trạng nhiều năm qua có rất nhiều hộ nông dân chịu tổn thất khi mua phải giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật… không đảm bảo chất lượng, thậm chí là mua phải hàng giả. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có đội ngũ thanh tra khoảng 800 người ở các cấp, trong khi đó tổng số cơ sở bán vật tư nông nghiệp là khoảng 70 nghìn nên để phát hiện được và chế tài các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sai phạm thì rất khó khăn. Nhưng nếu dựa vào nhân dân, đặc biệt là nông dân và Hội Nông dân thì hoàn toàn có thể phát hiện ra những cơ sở bán hàng giả, hàng kém chất lượng trong số 70 nghìn cơ sở kinh doanh này.

Thứ tư là, trong bối cảnh nhân dân bức xúc về chất lượng và giá dịch vụ khám chữa bệnh tại một số cơ sở y tế tư nhân, trong khi ngành y tế chỉ có khoảng 150 cán bộ thanh tra thì không thể đảm đương nổi việc thanh tra, giám sát hoạt động của khoảng 30 nghìn cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và khoảng 39 nghìn nhà thuốc tư nhân. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ký chương trình phối hợp với Bộ Y tế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Tổng Hội Y học Việt Nam và Hội Dược học Việt Nam để giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ sở y tế tư nhân.... Thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại và tố cáo, MTTQVN cùng với Hội Luật gia và Liên đoàn luật sư Việt Nam (thành viên của MTTQ Việt Nam) sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp xây dựng Chương trình phối hợp nâng cao hiệu quả và giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP/Từ Lương

Cần phối hợp nhịp nhàng

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bên cạnh chức năng lập pháp còn có chức năng rất quan trọng là giám sát. Trong khi đó, MTTQ, rồi cả công đoàn cũng có chức năng này. Về vấn đề này, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng nêu rõ, hoạt động giám sát của Quốc hội là giám sát của cơ quan lập pháp, hoạt động này đã được luật quy định cụ thể quyền hạn, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục, chế tài. Còn giám sát của MTTQ là giám sát xã hội xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Có thể sẽ có một số vấn đề cả Quốc hội và MTTQ quan tâm giám sát và MTTQ cũng tham gia vào các đoàn giám sát của Quốc hội.

Qua tiếp thu ý kiến của người dân hàng quý, hàng tháng, MTTQ giám sát vấn đề gì cũng sẽ thông tin cho Quốc hội biết để nếu cần thiết thì cùng phối hợp, tăng hiệu quả giám sát và tránh trùng lặp.  Điều quan trọng ở đây, việc giám sát của MTTQ là giám sát của nhân dân, dùng sức mạnh của nhân dân thông qua các tổ chức chính trị xã hội và Mặt trận để giám sát. Tuy Mặt trận không thể chế các chế tài nhưng sẽ phối hợp với các cơ quan Nhà nước để có chế tài.

Ông Nguyến Thiện Nhân cũng khẳng định việc MTTQ với vấn đề phản biện, theo ông Nhân, cho đến bây giờ, khái niệm phản biện đã được thống nhất, phản biện là có ý kiến, góp ý qua đó khẳng định những mặt đúng, mặt hợp lý cũng như chỉ ra những mặt chưa hợp lý của các dự thảo về đường lối, chính sách, pháp luật.

Như vậy, mục đích là chỉ ra cái đúng để cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách hợp lòng dân; còn những gì chưa hợp lý, chưa được đồng tình thì cũng phải được phản ánh ngay, cùng với đó là đề xuất sáng kiến, giải pháp để hoàn thiện chính sách, pháp luật. Lâu này cách làm vẫn là các cơ quan sẽ gửi dự thảo văn bản để MTTQ tổ chức các hội nghị, lấy kiến tổ chức, đoàn thể, nhân dân. Với những vấn đề quan trọng, cần thiết thì MTTQ cũng có thể tổ chức các nghiên cứu độc lập để tham gia phản biện. Tới đây sẽ có sự tham gia của đông đảo các nhà chuyên môn, nhà khoa học, đội ngũ trí thức để phản biện sâu sắc, có cơ sở vững chắc, thuyết phục và cũng để tham gia phản biện được nhiều hơn nữa.

A. Tùng- PV
 

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động