Tăng cường đội giám sát dịch sốt xuất huyết
Chủ động, ngăn chặn, kiềm chế, không để phát sinh ổ dịch mới | |
Tích cực tham gia phòng, chống sốt xuất huyết |
Nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ sốt xuất huyết cao
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, đến hết ngày 21/8, Hà Nội đã chính thức trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về số người mắc sốt xuất huyết với gần 20.000 ca mắc bệnh. Còn bà Đặng Kim Hạnh, Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) cho hay, về việc phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô từ đầu mùa dịch tới nay, theo nghề nghiệp thì nhân viên văn phòng mắc bệnh sốt xuất huyết chiếm tỷ lệ cao nhất (34%). Đứng sau đó là các đối tượng như: Học sinh (24%), sinh viên (18%), lao động tự do (9%), hưu trí (7%), công-nông dân (4%), trẻ em (4%).
Tăng cường công tác phun thuốc diệt muỗi trên toàn thành phố Hà Nội. |
Hiện nay dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố đang diễn biến phức tạp. Nếu tuần trước, Hà Nội có 12 quận, huyện nằm trong giới hạn báo động đỏ về số ca mắc sốt xuất huyết thì nay con số này đã tăng lên 14 quận, huyện, gồm các điểm nóng: Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Trì, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Thường Tín, Hoàn Kiếm…
Theo các chuyên gia y tế, năm 2017 là năm dịch diễn biến bất thường tại Hà Nội. Các năm trước đó, số mắc sốt xuất huyết ghi nhận rải rác từ đầu năm và thường bắt đầu gia tăng từ tháng 7, tháng 8, sau đó tăng mạnh trong tháng 9 và tháng 10, đỉnh dịch thường rơi vào tháng 11. Tuy nhiên năm 2017, dịch đến sớm từ đầu tháng 5 và gia tăng nhanh trong các tháng 6 và tháng 7 và vẫn đang tiếp tục duy trì số ca mắc ở mức rất cao, trên 3000 bệnh nhân/tuần.
Tăng cường đội giám sát dịch từ sinh viên Trường Y
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện tại dịch bệnh đang có xu hướng tăng nhanh trong mỗi tuần, đây là loại bệnh đặc biệt nguy hiểm nên cần được giám sát chặt chẽ và xử lý phòng chống với sự chung tay của từng cá nhân, tập thể, cán bộ nhân viên y tế. Thời gian qua, để đẩy mạnh công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, Hà Nội đã thành lập 26.000 đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch sốt xuất huyết (mỗi đội từ 2-3 người) và 4.000 tổ giám sát phòng chống dịch sốt xuất huyết (mỗi tổ 2 người).
Không lơ là khi dịch có dấu hiệu chững lại Vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã trực tiếp đến thăm một số khoa và động viên các bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đây là cơ sở y tế tuyến cuối về điều trị sốt xuất huyết và đã có nhiều nỗ lực cùng ngành y tế Thủ đô, y tế cả nước "gồng mình" chống chọi với dịch bệnh trong suốt nhiều thời gian qua. Phó Thủ tướng cho rằng, sau nhiều nỗ lực phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội và toàn ngành y tế cũng như của cả cộng đồng, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội hiện đã có dấu hiệu chững lại nhưng không thể vì vậy mà được chủ quan. Đồng thời, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu các bệnh viện cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp điều trị, dự phòng, tư vấn cho người dân. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường truyền thông để người dân nắm vững các cách phòng, chống sốt xuất huyết hiện quả. |
Tuy nhiên, trong buổi thị sát công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại phường Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết của các đội xung kích hoạt động vẫn chưa hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị quận Tây Hồ nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói chung cần họp chấn chỉnh các đội xung kích diệt bọ gậy, vì vẫn phát hiện bọ gậy mang mầm bệnh trong nhà dân. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh thêm, việc phun hóa chất chỉ diệt được muỗi truyền bệnh, nếu không duy trì diệt bọ gậy thì sau 2 tuần lại có muỗi.
Vì thế, song song với phun hóa chất diệt muỗi, địa phương phải coi diệt bọ gậy là nhiệm vụ quan trọng nhất. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng của đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch sốt xuất huyết, Bộ Y tế quyết định điều động nhóm 90 tình nguyện viên tham gia vào công tác phòng chống dịch tại Hà Nội. Đội xung kích gồm có 70 sinh viên của Trường Đại học Y Hà Nội và 20 sinh viên của Trường Đại học y tế công cộng. Nhóm tình nguyện tham gia chống dịch sốt xuất huyết trong hai tuần kể từ ngày 22/8 đến 4/9. Đây là những người đang đào tạo nên có kiến thức về phòng chống dịch bệnh.
Còn theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, 90 sinh viên sẽ được chia thành 10 nhóm để hỗ trợ và giám sát việc diệt bọ gậy tại 10 quận/huyện có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất Hà Nội hiện nay. Cụ thể, mỗi nhóm sinh viên sẽ chia thành các đội, nhiệm vụ là giám sát 2 tổ xung kích diệt bọ gậy. Các đội sẽ chọn ngẫu nhiên 10 hộ gia đình trong danh sách các hộ gia đình mà 2 đội xung kích địa phương quản lý để kiểm tra số lần đội xung kích đến với hộ gia đình, soi tìm ổ bọ gậy và xử lý. Hàng ngày, các nhóm sinh viên sẽ làm việc với địa phương, tổng hợp kết quả báo cáo gửi về Trung tâm Y tế dự phòng và họp với Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Thành phố 1 tuần/lần.
Ngay khi được thành lập, đội giám sát dịch đã được tập huấn về các biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết, trong đó có cách nhận biết muỗi truyền bệnh và nhận diện những nơi bọ gậy có thể sinh sống. Bắt đầu từ ngày 23/8, đội giám sát dịch sẽ chính thức ra quân cùng các tổ giám sát, đội xung kích diệt bọ gậy ở 10 quận/huyện trọng điểm. Các sinh viên sẽ được cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đánh giá trên 3 yếu tố: Chuyên cần, ý thức kỷ luật và hiệu quả công việc, sau đó sẽ có báo cáo gửi về trường và Bộ Y tế. Trong thời gian hoạt động, các sinh viên sẽ có hỗ trợ kinh phí từ Bộ Y tế và hỗ trợ của TP Hà Nội theo quy định 100.000 đồng/người/ngày.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá, việc sinh viên các trường y tế tham gia vào công tác giám sát này là rất quan trọng. Bởi đây là những người có kiến thức về ngành y, đã được học và trải qua các giờ giảng thực tiễn, vì vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng của công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả hơn.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09