Tăng cường công tác cấp cứu bệnh nhân bị rắn độc cắn
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh vừa có công văn yêu cầu các đơn vị trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc tập trung cấp cứu, hồi sức, điều trị cho người bệnh bị rắn độc cắn không để xảy ra tử vong. Trường hợp cần tư vấn về cấp cứu, điều trị cho người bệnh nặng do rắn độc cắn có thể liên hệ với Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai theo đường dây nóng của Bệnh viện Bạch Mai.
Tổ chức tập huấn, đào tạo lại về việc sơ cứu, cấp cứu, hồi sức, chống độc, chăm sóc người bị rắn độc cắn cho bác sĩ, điều dưỡng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Tổ chức truyền thông, giáo dục cho nhân dân địa phương vùng hay gặp rắn cắn biết phân biệt bị rắn độc cắn, biết cách tự sơ cứu và đến cơ sở y tế kịp thời để cấp cứu, điều trị.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh giao Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai tổ chức tập huấn, đào tạo về lý thuyết và lâm sàng cho cán bộ y tế tại các tỉnh có nhu cầu đào tạo và tiếp tục nghiên cứu cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cho người bệnh do từng loại rắn độc cắn.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, y tế các Bộ, ngành nghiên cứu thấy cần thiết thì liên hệ mời Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đến địa phương tập huấn, đào tạo về nội dung trên cho cán bộ y tế liên quan trên địa bàn hoặc cử bác sĩ về Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai để được tập huấn, đào tạo.
Được biết, trong chương trình giảng dạy, đào tạo cho cán bộ y tế từ điều dưỡng, y sỹ, bác sĩ đều có các bài giảng về sơ cứu, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn, đặc biệt những trường hợp bệnh nhân nặng do rắn độc cắn phải được cấp cứu chuyên sâu, những nội dung này được các trường đại học y, y dược đào tạo giảng dạy cho các bác sĩ sau đại học về hồi sức cấp cứu, chống độc (bác sĩ định hướng, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II).
Các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Trung ương Huế, Chợ Rẫy…là các cơ sở thực hành rất tốt vì hàng năm đã cấp cứu, điều trị cứu sống hàng chục ca bệnh rất nặng do rắn độc cắn.
Trong việc điều trị rắn độc cắn, huyết thanh kháng độc nọc rắn góp phần rất quan trọng thì hiện nay Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế - Số 9 Pasteur Nha Trang (IVAC) đã sản xuất được trong đó có huyết thanh kháng độc nọc rắn lục đuôi đỏ.
N. Huyền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sẻ chia giọt máu yêu thương: Những người thầm lặng noi gương Bác

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37