Tái lấn chiếm vỉa hè, nói mãi vẫn thế!
Nhiều quán Aha cà phê kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường | |
Phế thải, vật liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè phố Lê Thánh Tông | |
Tràn lan vi phạm trật tự đô thị trên phố Hàm Long |
Hàng quán lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh. Ảnh: Đức Hà |
Tái lấn chiếm vỉa hè
Tháng 3/2017, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trật tự công cộng lòng đường, hè phố và các điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn thành phố. Chỉ vài ngày sau khi tất cả các quận, huyện đồng loạt ra quân triển khai, bộ mặt đô thị của Thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo Thủ đô trật tự và văn minh hơn.
Lòng đường vỉa hè trên nhiều tuyến phố, đã thông thoáng, ngăn nắp hơn. Đáng mừng là qua triển khai đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình mới trong công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra nhằm duy trì kết quả đã đạt được. Tuy nhiên, niềm vui mới chẳng kéo dài được lâu, tình trạng lấn chiếm vỉa hè đã lại diễn ra phổ biến trên khắp các tuyến phố của Hà Nội.
Dọc theo các tuyến phố cũ trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa… tình trạng lấn chiếm vỉa hè để làm hàng quán kinh doanh diễn ra khá phổ biến. Con đường Mai Anh Tuấn tương đối hẹp, việc các phương tiện, cũng như các cửa hàng ăn uống, quán xá thay nhau lấn chiếm ảnh hưởng lớn tới việc đi lại của người dân nơi đây.
Từ sáng đến đêm, phố cà phê Triệu Việt Vương luôn tấp nập người ra vào, toàn bộ phần vỉa hè được tận dụng để kinh doanh và để xe, người dân muốn đi bộ lại phải vòng xuống lòng đường, gây cản trở giao thông và mất an toàn cho người đi bộ, người tham gia giao thông. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, người dân đã phản ánh, nhưng chưa được cơ quan chức năng nơi đây xử lý triệt để.
Vỉa hè trên các tuyến phố cũ là vậy, nhưng ở các tuyến phố mới diễn ra còn nóng hơn, trong đó điển hình phải nhắc đến Phố Nguyễn Thị Thập. Điều đáng nói ở đây, đó là hành vi vi phạm trật tự đô thị không chỉ dừng ở việc kê bàn ghế lấn chiếm vỉa hè mà những nhà hàng như Tâm Việt, I Beer còn ngang nhiên quây tôn, rào chắn toàn bộ phần vỉa hè thành khu vực riêng của mình “tiện” quản lý.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè cả chủ quan lẫn khách quan. Đó là nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, thường tái phạm khi không có lực lượng chức năng kiểm tra. Nhiều tuyến đường không có vỉa hè hoặc vỉa hè rất hẹp, chưa kể thực trạng xuống cấp vỉa hè, chợ truyền thống chưa đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, dẫn tới sự xuất hiện chợ tự phát.
Cần phải thừa nhận, công tác quản lý trật tự đô thị đã bị “bỏ ngỏ” trong một thời gian dài nên kinh doanh vỉa hè từ lâu đã trở thành loại hình văn hóa trong kinh doanh, tức rất khó thay đổi. Đặc biệt, công tác kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm chưa thường xuyên, liên tục, thiếu kiên quyết, nhất là ở cấp phường xã; từ đó dẫn tới dư luận cho rằng có tình trạng bao che, bảo kê…
Xóa văn hóa vỉa hè
Không riêng Hà Nội, tại nhiều đô thị lớn của nước ta, “văn hóa vỉa hè” dường như đã trở thành một trào lưu, đặc biệt là ở khu phố cũ dường như người ta chẳng cần phải làm gì nhiều chỉ cần một bình trà, vài cái cốc, mấy chiếc ghế là có thể dựng ngay một “sạp” buôn bán trên vỉa hè. Vỉa hè Hà Nội trở thành nơi sinh hoạt công cộng và cũng là nơi mưu sinh của không biết bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình. Đây là một nét đặc trưng riêng, nhưng nếu nghĩ kỹ cũng chính nét đặc trưng này lại đang mang đến nhiều hệ lụy hơn là lợi ích.
Nếu như các quán ăn, nhà hàng đều phải đóng thuế kinh doanh, chi phí mặt bằng, an toàn vệ sinh thực phẩm… thì những hàng quán vỉa hè không phải chịu những chi phí trên. Chính vì vậy, những hàng quán này vỉa hè vẫn luôn là lựa chọn của nhiều người. Khách của quán cóc vỉa hè cũng rất đa dạng, từ người mặc complet, đi dày da bóng lộn đến những người mặc quần áo lao động, đi dép tổ ong, từ cậu sinh viên đến bác xe ôm và có khi còn bắt gặp cả các cô ca sĩ, người mẫu nổi tiếng. Nhiều người đến Hà Nội có thói quen ngồi quán vỉa hè. Với những du khách ghé thăm Hà Nội nhiều lần đã thừa nhận ăn uống, tán chuyện trên vỉa hè đã trở thành nét văn hóa riêng biệt.
Từ thực tế này, mặc dù hầu hết các quận huyện đều nỗ lực trong việc thực hiện giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng lề đường bằng cách thường xuyên ra quân kiểm tra, rà soát nên tạo được chuyển biến bước đầu. Một số địa phương có giải pháp, mô hình hay như quận Hoàn Kiếm tổ chức các lực lượng chức năng phối hợp ra quân lập lại trật tự lòng lề đường, hay như quận Cầu Giấy dùng các ứng dụng công nghệ như Zalo, tin nhắn để xử lý trật tự đô thị…nhưng đâu cũng hoàn đấy.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường phải mang tính bài bản, có hệ thống hơn nữa. Về vĩ mô, cần tổ chức, tuân thủ nghiêm các quy hoạch về xây dựng, giao thông, hoàn thiện hạ tầng đô thị… nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Để làm được điều đó cần sự vào cuộc mạnh mẽ, thống nhất của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền cũng như kiên quyết, kiên trì xử lý vi phạm.
Lãnh đạo các địa phương, các cơ quan chức năng phải tăng trách nhiệm, sâu sát tình hình để có những biện pháp quyết liệt hơn. Bên cạnh đó là sự vào cuộc đồng bộ để đạt hiệu quả cao, tránh trường hợp dẹp chỗ này lại phát sinh ở chỗ khác.
Phải thừa nhận, quản lý trật tự đô thị là một vấn đề chúng ta đã “bỏ lỏng” trong một thời gian dài, do đó để đi vào nề nếp không thể là câu chuyện sớm chiều. Tuy nhiên, nếu vẫn chỉ với những cách làm như hiện nay rất khó để công tác quản lý trật tự đi vào nề nếp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49