Suýt mất mạng vì “tân trang” chỗ kín
Chị T.H.Ph. (27 tuổi) đã có một đời chồng và con trai 7 tuổi. Vì hoàn cảnh khó khăn, chị phải rời quê ở Cà Mau, gửi con cho bà ngoại, lên TPHCM mưu sinh từ 3 năm nay. Gần đây, Ph. có bạn trai và dự tính đi bước nữa, cũng như muốn làm điều gì đó "mới lạ" làm quà tặng cho bạn trai, nên đã quyết đi may thẩm mỹ tầng sinh môn, thu hẹp âm đạo.
Nghe bạn bè kháo nhau rằng họ đã từng đi thực hiện kỹ thuật này tại Phòng khám Tân Á Châu (807 Trường Chinh, phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM), phòng khám này lại gần nhà trọ, nên chị âm thầm tận dụng những ngày nghỉ lễ cuối năm để đến “tân trang” của trời cho.
56567
Không “chiến” hơn mà còn thêm ... hậu môn giả
Khoảng 15g30 ngày 31/12/2014, chị Ph. đến phòng khám Tân Á Châu. Tại đây, chị được tư vấn thực hiện may thẩm mỹ tầng sinh môn với giá 3 triệu đồng. Do không đủ tiền, chị đề nghị giảm giá, bác sĩ phòng khám đồng ý phẫu thuật cho chị với giá 2,5 triệu đồng. “Không biết có phải do bớt tiền nên người ta bớt thuốc tê hay không mà khi phẫu thuật tôi thấy rất đau”, chị nói.
Theo chị Ph., khi may xong, huyết áp chị tụt giảm, chỗ may đau đớn, người lơ mơ. Bác sĩ có đặt thuốc vào hậu môn, nhưng máu vẫn tuôn trôi cả thuốc ra ngoài. Sau đó, chị được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức gần đó, rồi tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. “Tôi bất tỉnh, không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đã ở Chợ Rẫy. Bác sĩ cho biết tôi bị thủng trực tràng”, chị Ph. kể trong đau đớn.
Phía Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân Ph. nhâp viện trong tình trạng chảy máu nhiều, thủng trực tràng, bất tỉnh. Bệnh nhân được lập tức hồi sức cấp cứu, cầm máu và khâu lỗ thủng trực tràng. Ê kíp phẫu thuật phải mổ gấp, mở hậu môn nhân tạo ở thành bụng để tránh đi tiêu qua đường hậu môn nhằm tránh gây nhiễm trùng vết thương trực tràng. Chị Ph. sẽ phải mang hậu môn nhân tạo trong khoảng 2 tháng, chờ khi vết khâu trực tràng lành, bác sĩ mới có thể đóng hậu môn nhân tạo lại.
“Nghe mấy người bạn nói, may cái này đơn giản, không đau lắm và giá rẻ nên mới dám đi làm. Tôi cũng chỉ muốn thu hẹp lại một vài phân thôi. Ai ngờ...”, Ph. ấm ức. Hiện người phụ nữ xinh đẹp này còn rất xấu hổ với bạn trai và khiến anh này phải chăm sóc trong những ngày tháng mang hậu môn giả.
Phòng khám phẫu thuật trái phép
Theo điều tra riêng của PV Lao động Thủ đô, trước đây, Tân Á Châu là phòng khám đa khoa nhưng đã giải thể từ đầu năm 2014 do hoạt động không hiệu quả. Hiện tại đây có song song 2 phòng khám chuyên khoa. Phòng khám chuyên khoa sản do bác sĩ Phạm Thị Yến chịu trách nhiệm chuyên môn và phòng khám nội khoa tổng hợp do bác sĩ Hồ Thị Thanh Chi chịu trách nhiệm.
Tiếp chúng tôi vào ngày 6/1, đại diện phòng khám là bác sĩ Chi thừa nhận do tiêm thuốc tê chưa đủ nên bệnh nhân đau, gồng người đã làm vết khâu của bác sĩ chạm vào ruột gây xuất huyết bên trong hậu môn. Hơn nữa, theo bà Chi, do tâm lý bệnh nhân rất sợ kim, dao đụng vào người, nên cũng gây khó khăn cho bác sĩ phẫu thuật.
Đồng thời, bà Chi cũng thừa nhận về nguyên tắc, phòng khám sản khoa của bác sĩ Yến không được phép may thẩm mỹ tầng sinh môn. Việc tiếp nhận và phẫu thuật cho bệnh nhân ngoài giờ đăng ký hoạt động từ 17g đến 20g, cũng sai nốt.
Bà Chi cũng cho biết, phẫu thuật cho chị Ph. là bác sĩ Trần Thị Bạch Lê, từ Đồng Tháp lên TPHCM học cao học và hợp tác với bác sĩ Yến để hỗ trợ phòng khám khi cần. Bác sĩ Lê có giấy ủy quyền và khi phẫu thuật cho chị Ph., bác sĩ Yến cũng có mặt tại phòng mổ.
“Xảy ra sự cố, chúng tôi đã cố gắng chữa trị, thăm hỏi bệnh nhân và đứng ra lo chi phí điều trị đến nay hết gần 40 triệu đồng. Chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ thêm cho chị Ph. chi phí để trang trải trong 2 tháng chị tịnh dưỡng chờ ngày đóng hậu môn”, bác sĩ Chi nói.
Theo bác sĩ Lâm Việt Trung - Trưởng khoa ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy - may thẩm mỹ tầng sinh môn được xem là một kỹ thuật rất dễ xảy ra tai biến. Bởi tầng sinh môn và trực tràng nằm rất gần nhau nên đòi hỏi bác sĩ phải hết sức khéo léo, có chuyên môn cao, để tránh chạm vào trực tràng.
Hơn nữa, kỹ thuật này gây chảy máu nhiều và đau, nên phải hết sức chú ý đến việc gây tê cho người bệnh. Vì lý do nào đó mà việc gây tê không phát huy tác dụng sẽ khiến bệnh nhân đau và gồng mình. Thao tác của bác sĩ bị ảnh hưởng, không còn chuẩn xác, dễ xâm phạm trực tràng.
Quốc Ngọc
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52