Sức ép có con trai khiến phụ nữ có nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi
Áp lực sinh con trai khiến thai phụ bị bạo lực tinh thần | |
Chỉ vì muốn con trai |
Nguy hại đến cả mẹ và con
Nghiên cứu mới nhất của Đại học Y Hà Nội cho thấy, ngoài những nguyên nhân về sự thay đổi trong cơ thể sau khi sinh con và yếu tố kinh tế gia đình thì áp lực phải có con trai để nối dõi tông đường là nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ trầm cảm đối với phụ nữ mang thai và sau khi sinh con.
Khi mang bầu người phụ nữ cần thoải mái về tinh thần (ảnh minh họa) |
Trường hợp của chị Mai Ly (tên nhân vật đã được thay đổi) 36 tuổi ở Hải Dương là một điển hình. Chị Ly tâm sự , gia đình chồng chị có 3 anh em trai đều sinh con một bề là gái nhưng các nàng dâu kia không bị áp lực về tinh thần vì chồng chị là con trưởng. “Đó đâu phải là lỗi của tôi, nhưng nhà chồng nói là họ vô phúc khi lấy tôi, không biết đẻ con nối dõi cho gia đình nhà chồng. Giờ tôi sức khỏe kém, tuổi lại cao khó có thể mang thai tiếp, nhà chồng muốn tôi chia tay chồng để anh ấy tìm con nối dõi. Vì không đồng ý, tôi bị chồng bạo hành cả về tinh thần và thể xác. Giờ đồng ý ly hôn thì tôi tay trắng, cũng không thể quay về nhà bố mẹ đẻ được vì các cụ không bao giờ đồng ý con cái bỏ chồng. Quyết tâm ở lại thì bị đày đọa, ngày ngày hai đứa con nhìn mẹ bị mắng chửi chúng cũng sợ hãi và buồn bã”.
Cần lên án việc phân biệt giới tính khi sinh
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trầm cảm là nguyên nhân đứng hàng thứ hai về gánh nặng y tế. Có khoảng 10% -20% phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh con trên toàn cầu từng trải qua ít nhất một dạng rối loạn tâm thần, trong đó chủ yếu là trầm cảm.
Tại Việt Nam, rối loạn tâm thần nói chung và trầm cảm sau sinh nói riêng đang có xu hướng gia tăng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử ở người mẹ hoặc gây tổn hại cho đứa con. Tỉ lệ trầm cảm sau sinh ở nước ta theo một số nghiên cứu sàng lọc có thể lên tới 33%.
Nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bị áp lực phải sinh con trai. Bà Trần Thơ Nhị, Viện Đào tạo y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội cho biết: “Đối với những thai phụ sinh non thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp gần 3 lần so với bình thường. Những ông chồng thích thai nhi là con trai thì nguy cơ của người phụ nữ bị trầm cảm cao gấp gần 2 lần so với những trường hợp ông chồng không quan tâm về mặt giới tính.”
Có thể thấy, bạo lực gia đình và áp lực phải có con trai để nối dõi tông đường là những nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ trầm cảm đối với phụ nữ sau sinh. Trong những trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử ở người mẹ hoặc gây tổn hại cho con.
Theo khảo sát, có tới 6,2% phụ nữ bị chồng bạo hành đã sinh non và 4,9% sinh con nhẹ cân. Có hơn 1/3 phụ nữ mang thai bị bạo hành, nhưng có gần một nửa số trường hợp không thông báo cho người khác. Phụ nữ sinh con gái một bề có nguy cơ bị chồng bạo hành trong quá trình mang thai gấp 2 lần so với phụ nữ có con trai. Bạo lực tinh thần là hình thức phổ biến nhất đối với phụ nữ mang thai, chiếm 32,2%, tiếp theo là bạo lực tình dục 9,8% và bạo lực thể xác 3,5%.
Tiến sỹ Dương Minh Tâm, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, những bệnh nhân trầm cảm, trong đó có phụ nữ mang thai và sau khi sinh con đến các bệnh viện chuyên khoa đều trong tình trạng muộn: “Những trường hợp đã đến với tôi thường là những trường hợp đáng tiếc. Quần thể người trầm cảm sau sinh giống như hình chóp nón. Chỉ phần chóp đến điều trị thôi, còn phần nhiều hơn là những người bệnh không được phát hiện, không được chữa trị”.
Đã đến lúc những phụ nữ mang thai và sau khi sinh cần được theo dõi đầy đủ về sức khỏe, trong đó có sức khỏe tâm thần. Những chính sách can thiệp y tế và các dịch vụ chăm sóc trước sinh, sau sinh cần được xây dựng và bổ sung để việc thực hiện trở thành thường quy tại các cơ sở y tế. Bên cạnh việc dự phòng tai biến sản khoa, phòng chống nhiễm khuẩn, các y, bác sỹ còn phải chăm sóc về tâm lý trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh.
Điều quan trọng nhất là sự chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, người chồng để phụ nữ đỡ vất vả hơn, đỡ áp lực tâm lý và đỡ căng thẳng hơn khi thực hiện thiên chức của một người vợ, người mẹ, đặc biệt là phải chống phân biệt đối xử chuyện sinh con trai, con gái và áp lực nối dõi tông đường của một bộ phận không nhỏ trong người dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Cộng đồng 05/11/2024 14:38
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53