Sức bật của mùa xuân
Khơi dậy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc |
Sức lan tỏa của phong trào
Những năm qua, nhiều phong trào thi đua của Hà Nội đã được phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, Hà Nội đều xác định chủ đề, các khâu đột phá cho từng năm, như năm 2012 phát động thi đua tập trung thực hiện “Năm quy hoạch”, năm 2013 “Năm kỷ cương hành chính”; năm 2014 và năm 2015 là “Năm trật tự và văn minh đô thị”. Cũng trong năm 2015, thành phố đã phát động cuộc thi phát hiện và viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, qua đó nhiều điển hình mới là người lao động trực tiếp được biểu dương, khen thưởng, tạo những hạt nhân cho các phong trào thi đua từ cơ sở. Chính việc lựa chọn khâu đột phá trong năm đã làm cho phong trào thi đua có tính thực chất hơn, hiệu quả hơn, thu hút sự tham gia của đông đảo các cấp, các ngành, cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân.
Thành phố Hà Nội vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Nhất trong phong trào xây dựng Nông thôn mới. |
Điều đáng mừng, những chủ đề công tác của năm đều có bước chuyển biến rõ nét. Như trong năm 2012, thành phố đã hoàn thành một khối lượng đồ sộ, từng bước cụ thể hóa Quy hoạch chung Thủ đô. Phong trào thi đua thực hiện "Năm kỷ cương hành chính" cũng làm chuyển biến mạnh mẽ về kỷ cương hành chính, trách nhiệm và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Năm 2014, chỉ số cải cách hành chính của Hà Nội đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp vị trí thứ 26/63 - tăng 6 bậc so với năm trước; chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin xếp thứ 2/63. Phong trào thi đua thực hiện "Năm trật tự và văn minh đô thị" cũng thu được kết quả tốt, với kết quả thành phố đã thêm phần sáng, xanh, sạch, đẹp, trật tự hơn.
Đặc biệt, hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", Hà Nội đã phát động nhiều phong trào riêng như “Phát triển kinh tế ngoại thành, xây dựng nông thôn mới”, “Dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi”, "Hiến đất làm đường"... Thông qua các phong trào, tính đến đầu tháng 12.2015, Hà Nội đã có 166/386 xã và 1 huyện đạt chuẩn “Nông thôn mới”, được Trung ương đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu cả nước…
Cùng với thành phố, phong trào thi đua của các cấp, các ngành cũng có nhiều đổi mới. Như với phong trào “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” đã có nhiều đề tài, đề án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của CBCNVCLĐ được ứng dụng trong thực tiễn đã tiết kiệm chi phí và mang lại giá trị kinh tế hàng tỉ đồng.
Qua phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”, đã có nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được khen thưởng như: Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị UDIC, Công ty CP Khóa Việt-Tiệp, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại - Hapro, ông Vũ Văn Tiền (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco), ông Nguyễn Hữu Sơn (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty TNHH MTV Thống Nhất), ông Nguyễn Đức Cường (tổ trưởng Tổ Thiết bị, phân xưởng Thiết bị công nghệ, Công ty TNHH MTV Điện cơ Thống Nhất), ông Nguyễn Trọng Long (Chủ nhiệm HTX Hoàng Long – huyện Thanh Oai);…
Tạo động lực để thúc đẩy phát triển
Những năm qua, bên cạnh nhiều thời cơ, thuận lợi, thành phố cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Dù vậy, qua các phong trào thi đua sôi nổi, TP.Hà Nội đã hoàn thành 3 mục tiêu lớn: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP bình quân tăng 9,25%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 3.600 USD/năm - tăng gần gấp đôi so với năm 2010; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Theo ông Phùng Minh Sơn – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban thi đua, khen thưởng thành phố - công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2016-2020 sẽ tập trung vào việc tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố, đồng thời chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần nhân dân Thủ đô và trách nhiệm của Thủ đô với cả nước. Trong đó, chủ động, kịp thời phát hiện, khen thưởng những cá nhân có thành tích đột xuất, các cá nhân điển hình là người trực tiếp lao động để biểu dương, tuyên truyền. Việc xét khen thưởng phải đề cao tính tiêu biểu và nêu gương, không chạy theo hình thức, không chạy theo số lượng.
“Hiện vẫn còn tình trạng lạm dụng vinh danh; quảng cáo sản phẩm sai sự thật; doanh nghiệp hôm nay làm ăn tốt mai có khi lại lỗ, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản,…Do vậy, việc vinh danh đúng và tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng không đơn giản. Công tác thi đua, khen thưởng của thành phố thời gian tới sẽ phải thiết thực hơn. Thành phố hiện đang xây dựng lại quy chế thi đua, khen thưởng cho phù hợp với Luật Thi đua Khen thưởng mới. Không chỉ doanh nghiệp thi đua, công nhân thi đua,…mà ngay cả các cả các cấp chính quyền cũng thi đua để tạo ra những chính sách hỗ trợ hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đối tượng tôn vinh không chỉ là công nhân, viên chức lao động trực tiếp, mà cả các cán bộ lãnh đạo làm việc xuất sắc cũng sẽ được tôn vinh” - ông Phùng Minh Sơn cho biết.
Doanh nhân, chiến sĩ thi đua Nguyễn Hữu Sơn (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty TNHH MTV Thống Nhất) - người luôn đặt xây dựng hiệu quốc gia lên hàng đầu. Ở những năm 60-70, xe đạp được coi là tài sản, là phương tiện đi lại duy nhất của đại đa số người dân. Thời đó, tên “Xe đạp Thống Nhất” là niềm mơ ước của nhiều người, thậm chí còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước. Xã hội ngày một phát triển, xe đạp không còn được coi là một tài sản có giá trị, trong khi đó xe đạp nhập khẩu ồ ạt về, nên sự cạnh tranh càng gay gắt. Tuy nhiên, với việc lựa chọn, đầu tư công nghệ, thiết bị mới, hiện đại, không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, cùng với nhiều giải pháp kinh doanh mới, đáp ứng nhu cầu thị trường, xe đạp Thống Nhất vẫn không ngừng khẳng định thương hiệu quốc gia của mình, được người tiêu dùng tin tưởng. Doanh nhân Nguyễn Hữu Sơn chia sẻ, anh luôn ý thức giữ gìn và phát huy thương hiệu quốc gia đối với xe đạp Thống Nhất và vẫn luôn ước đến một ngày, những chiếc xe đạp Thống Nhất sẽ là phương tiện đi lại chính của người dân, để Hà Nội và nhiều nơi sẽ thêm xanh, sạch và bình yên hơn. Công nhân Nguyễn Đức Cường (Tổ trưởng Tổ Thiết bị, Công ty TNHH MTV Điện cơ Thống Nhất) - “Cây” sáng kiến, sáng tạo trong LĐSX. Với mong muốn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc kể từ khi vào làm việc tại Điện cơ Thống Nhất từ năm 1977, đến nay là thợ sửa máy công cụ bậc 6/7, anh Nguyễn Đức Cường vẫn luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề. Khi là tổ viên của tổ thiết bị cũng như khi trở thành tổ trưởng, anh luôn ý thức phải thực hiện tốt nhiệm vụ lắp đặt thiết bị mới, chế tạo thiết bị tự trang tự chế, bảo dưỡng, trung-đại tu, sửa chữa định kỳ, đột xuất thiết bị nhằm duy trì độ chính xác, tuổi thọ các máy móc thiết bị phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của Cty. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2010-2015, trong điều kiện Cty khó khăn do nhiều thiết bị cũ, không có phụ tùng thay thế, anh Cường chủ động và chỉ đạo các thành viên trong tổ nghiên cứu các phương án đại tu, sửa chữa nhiều thiết bị hỏng nặng như: Hệ thống điều khiển thủy lực máy mài vô tâm, máy ép nhựa TTI-350, máy đúc áp lực, máy đột cao tốc, máy nén khí… đạt hiệu quả cao, làm lợi cho cơ quan hàng trăm triệu đồng. Thợ sửa xe máy Tạ Đình Huy (Thôn An Mỹ, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ) - Người sáng chế máy nông nghiệp đa năng cho bà con nông dân. Khi còn học phổ thông, anh mong muốn được theo học đại học, ngành cơ khí, nhưng bố mẹ mất sớm, gia đình khó khăn, nên ước nguyện không thành. Anh tìm đường mưu sinh bằng nghề sửa chữa xe máy. Quá trình làm thợ, anh vẫn luôn ấp ủ ý tưởng tạo ra một sản phẩm máy làm nông nghiệp cho người dân quê anh. Thời gian đầu sáng chế, anh gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, thậm chí gia đình và những người xung quanh không tin vào “ý tưởng viển vông” đó. Nhưng với niềm đam mê của tuổi trẻ, anh Huy đã chế tạo thành công máy nông nghiệp đa năng từ “3 trong 1” cho đến “5 trong 1”, “8 trong 1” thiết thực, hữu ích với việc làm ruộng của bà con nông dân. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 24/12/2024 17:53
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18