Sự thật chỉ ăn gạo lứt muối mè sẽ khỏi ung thư?
Ai Cập thử nghiệm thành công phương pháp chữa ung thư bằng vàng | |
Chữa ung thư bằng miễn dịch | |
Giảm nguy cơ ung thư gan bằng bông cải xanh | |
Điều trị ung thư “êm ái” nhờ ghép tế bào gốc thành công |
Gạo lứt cũng có phần vỏ, cảm rất tốt, cung cấp chất xơ. Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư. Ảnh: T.G |
“Bỏ đói” ung thư sẽ khỏi?
Hiện trên mạng lan truyền vô vàn cách chữa ung thư theo kiểu truyền miệng. Không ít trường hợp bệnh nhân ung thư bỏ bệnh viện mà về nhà thực hiện biện pháp thực dưỡng chỉ ăn gạo lứt muối mè, không ăn thịt, đường sữa… để “bỏ đói tế bào ung thư” với hy vọng chữa khỏi ung thư.
Các đây hai năm, chị Lê Thị Thuật (ở Hưng Yên) đi khám tại Bệnh viện K phát hiện bị mắc ung thư dạ dày. Thời điểm đó chị mới bị bệnh ở giai đoạn sớm, bác sĩ khuyên phẫu thuật là có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng chị nghe nói “một khi động dao kéo vào khối u sẽ nhanh phát triển”(?) nên đã nhất định không phẫu thuật.
Về nhà nghe mọi người mách chỉ cần ăn các loại gạo lứt muối mè, không ăn thịt là có thể chữa được ung thư, nhất là các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Chị ăn gạo lứt muối mè ròng rã nhiều tháng liền, thậm chí còn dùng gạo lứt chế biến thành nước uống thay cho nước lọc hàng ngày. Khỏe chẳng thấy đâu, chị lại sụt cân nhiều, đau bụng thường xuyên, nôn ra máu. Quay lại bệnh viện kiểm tra, chị thực sự sốc khi bác sĩ bảo bệnh đã ở giai đoạn nặng, di căn.
Nhiều em nhỏ khi mang bệnh ung thư cũng được cha mẹ cả tin áp dụng cho cách trên. Biết con mắc ung thư, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhuần (ở Nam Định) đọc trên mạng thấy bảo chỉ cho con ăn gạo lứt muối mè, còn loại hẳn thức ăn bắt nguồn từ động vật ra khỏi bữa ăn, con sẽ khỏi bệnh nên đã áp dụng. Theo anh chị chia sẻ, nếu ăn thịt sẽ nuôi tế bào ung thư phát triển dẫn đến bệnh tình nặng hơn(?). Thế nhưng sau vài tháng, tình hình sức khỏe của con ngày một xấu. Những cơn đau kéo đến ngày càng nhiều. Đến khi anh chị phải đưa con đến bệnh viện, các bác sĩ cũng đành bó tay.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, quan niệm chữa khỏi ung thư bằng cách ăn cơm gạo lứt muối mè, ăn chay không ăn thịt cá, đường sữa… để không nuôi tế bào ung thư bằng các chất dinh dưỡng cần thiết, hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Chế độ ăn chưa bao giờ được nghiên cứu để coi là một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư. Việc ấn định nó như một phương pháp điều trị ung thư đặc hiệu là sai lầm.
Theo các tài liệu khoa học cho thấy, gạo lứt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng anthocyanin lớn có khả năng chống ôxy hóa cao, có tác dụng làm giảm và phòng ngừa xơ vữa mạch máu… Gạo lứt cũng có phần vỏ, cảm rất tốt, cung cấp chất xơ. Tuy vậy cũng chưa có công trình khoa học nào trên thế giới khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư. Lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không thêm dinh dưỡng khác, lâu dài cũng không tốt cho cơ thể vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
Mọi người đừng nghĩ rằng “bỏ đói ung thư sẽ chết”. Tế bào ung thư có phát triển được hay không là phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt... sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Còn tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn khi cơ thể suy kiệt tinh thần, thể chất. Thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân chết vì suy kiệt trước khi chết vì bệnh do cơ thể không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị…
Người bị ung thư vẫn cần ăn đầy đủ
PGS.Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, điều trị ung thư đòi hỏi chuyên môn sâu và kết hợp đa mô thức, đa chuyên khoa mới có thể hiệu quả. Mọi người không nên cả tin áp dụng những biện pháp không chính thống để đánh mất đi thời gian vàng điều trị bệnh. Cơ thể khi không được cung cấp đầy đủ năng lượng, ngay cả người khỏe mạnh cũng cảm thấy mệt mỏi. Người bệnh ung thư sẽ thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cơ thể gầy sút, suy kiệt, không sản sinh đủ miễn dịch để chống chọi với bệnh tật.
BS CKII Tạ Chi Phương, Trưởng Khoa hóa chất (Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt) cũng cho biết, hiện nay bệnh ung thư chưa có phương pháp đơn lẻ nào điều trị triệt để được. Việc điều trị phải là tổng thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau. Những cách mọi người truyền miệng nhau như nhịn ăn, ngồi thiền và ăn chay kết hợp… để chữa bệnh ung thư chỉ là cách để hỗ trợ trong quá trình điều trị ung thư. Khi lựa chọn chế độ ăn chay cần phải đảm bảo đấy là một chế độ ăn chay lành mạnh, đa dạng, phong phú và cung cấp đầy đủ năng lượng.
Hiện các phương pháp điều trị ung thư chính thống là dùng thuốc, phẫu thuật, hóa, xạ trị. Niềm tin chiến thắng ung thư của người bệnh cũng góp phần quyết định đến sự thành công. Nếu được phát hiện sớm, phần lớn bệnh ung thư có thể điều trị khỏi. Việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư chuyên sâu chính là cách nhanh nhất để sớm phát hiện bệnh, góp phần điều trị thành công căn bệnh này.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh ung thư vẫn cần ăn uống đầy đủ và cân bằng các nhóm chất: Đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra cần giữ cân nặng hợp lý, hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá và tập thể dục đều đặn.
Những loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu đạm, giàu acid béo thiết yếu như omega-3 cần có đủ trong chế độ ăn. Ngoài ra, các chất chống ôxy hóa như beta-carotene, lycopene, vitamin C, E cũng cần được cung cấp đầy đủ.
Cần xây dựng cho bệnh nhân chế độ ăn mềm, ăn lỏng như ở dạng súp, mì, phở… Thay đổi món ăn, khẩu vị thường xuyên để tránh tình trạng chán ăn. Có thể dùng sữa chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư. Người bệnh cũng nên ăn nhiều hoa quả, nhất là các loại hoa quả giàu beta-carotene, lycopene như xoài, dưa hấu, chuối… Về nước uống, người bệnh ung thư có thể dùng các loại nước uống từ các thảo dược thiên nhiên.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng một số thực phẩm chức năng để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Chọn những sản phẩm có tác dụng đối với bệnh nhân ung thư, nên dùng các sản phẩm giàu chất ôxy hóa, chất ức chế phát triển khối u…
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh ung thư vẫn cần ăn uống đầy đủ và cân bằng các nhóm chất: Đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra cần giữ cân nặng hợp lý, hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá và tập thể dục đều đặn.
Theo Hà My/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03