Sốt xuất huyết: Căn bệnh không thể coi thường
Sốt xuất huyết: 12 trường hợp tử vong | |
Muỗi vằn “vũ khí” quan trọng chống lại Zika | |
Thiếu niên 15 tuổi tử vong do sốt xuất huyết |
Theo PGS.TS.Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, thời gian tới, dịch sốt xuất huyết sẽ còn diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quan tâm và chỉ đạo UBND các cấp trực tiếp chỉ đạo duy trì, triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt, bọ gậy tại các khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh.
Phun hóa chất diệt trừ muỗi, lăng quăng. |
Đồng thời tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình tại các ổ dịch theo chỉ định của ngành Y tế và xử lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Xác định các điểm nóng để tập trung nguồn lực, giải quyết triệt để, bảo đảm không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.
Ngoài ra, các địa phương cần tính tới phương án ứng phó kịp thời khi dịch lan rộng như: phân tuyến, chỉ đạo tuyến, giải quyết vấn đề nhân lực, chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị, thuốc… điều trị kịp thời, không để xảy ra ca bệnh tử vong.
Bên cạnh đó, theo ông Phu, các cơ sở khám chữa bệnh, cần tổ chức tốt việc điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Đặc biệt tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, tránh trường hợp bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, dẫn đến tình trạng khi nhập viện thì đã nặng, nguy cơ tử vong cao. Đồng thời, có kế hoạch hỗ trợ cán bộ có kinh nghiệm điều trị cho tuyến dưới để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong.
Hiện nay, tại Việt Nam, đang lưu hành 4 tuýp virus sốt xuất huyết. Bệnh không có miễn dịch chéo nên một người có thể mắc nhiều tuýp. Miễn dịch của bệnh không bền vững suốt đời nên người đã mắc vẫn có thể mắc lại.
Vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh là người dân cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; tích cực dọn dẹp nhà cửa; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ,...
Đặc biệt, khi ngủ người dân nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột (39- 40 độ C), khó hạ sốt; đau đầu dữ dội, có thể nổi mẩn, phát ban; diễn biến nặng hơn có dấu hiệu xuất huyết, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm... khi thấy các triệu chứng trên, người dân cần chủ động đến các cơ sở y tế sớm ngay khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên để được khám, điều trị sớm nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong.
PT (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44