Sóng ngầm ở “chảo lửa” vùng biên

Móng Cái, Quảng Ninh từ lâu được xem là điểm nóng của tình trạng buôn lậu. Sau khi những ông trùm “cỡ bự” như Phương “linh hột”, Dũng “mặt sắt”, Thắng “cành”... lần lượt sa lưới, tình trạng buôn lậu ở vùng biên này ra sao? PV Lao động Thủ đô đã khảo sát thực tế ghi nhận tình trạng buôn lậu ở “chảo lửa” này dịp giáp tết

Sóng ngầm “chảo lửa”

Hơn 3 năm trước, chúng tôi đã về vùng biên Móng Cái để phản ánh tình trạng buôn lậu. Thời ấy, về đêm, Móng Cái không ngủ, bến sông Ka Long sáng trưng đèn điện, thuyền phà qua lại đông nghịt. Ở trung tâm thành phố, dòng xe cộ với đủ các loại biển số tỉnh thành nối đuôi nhau tỏa đi khắp nơi. Chợ trung tâm lúc nào cũng nhộn nhịp kẻ bán người mua. Chúng tôi thâm nhập nhóm cửu vạn bốc dỡ hàng lậu thuê không hề khó khăn, nguy hiểm. Sau rất nhiều nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng tình trạng buôn lậu nơi đây có vẻ lắng xuống. Bằng chứng là hàng loạt những ông trùm theo nhau bị đưa ra ánh sáng với số lượng hàng lậu bị phát hiện rất lớn.

Trước đó, tình trạng buôn lậu công khai, bất chấp pháp luật của các ông trùm với sự trợ giúp của một số cán bộ biến chất đã dẫn đến tình trạng hàng lậu tấp nập đổ về xuôi. Thời điểm vụ buôn lậu “khủng” tại TP. Móng Cái bị triệt phá, lực lượng chức năng đã bắt giữ số lượng lớn hàng hóa do vợ chồng Lương Quang Thắng hay còn gọi là Thắng “cành” tổ chức. Sau đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Trong khi chờ kết luận điều tra, cơ quan công an đã tiến hành kiểm điểm, điều chuyển công tác một loạt cán bộ, chiến sỹ, đơn vị trực tiếp liên quan đến vụ việc để tình trạng buôn lậu kéo dài.

Trước sự vào cuộc quyết liệt của các nhà chức trách, nhiều ông trùm buôn lậu vùng biên đã ẩn mình chờ cơ hội. Vậy nhưng, có cung ắt có cầu. Chính bởi nhu cầu hàng hóa trong dịp tết là rất lớn nên đã hình thành một đường dây buôn lậu theo kiểu “tích tiểu thành đại”. Những năm trước, các ông trùm vùng biên thường vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn tại bến sông Ka Long, tập kết tại các kho bãi trên địa bàn thành phố Móng Cái rồi âm thầm vận chuyển về xuôi. Đến nay, bị lực lượng chức năng “đánh rát”, các đường dây buôn lậu chuyển hướng và thiết lập các chân rết lên tới hàng trăm người chuyên xách hàng qua cửa khẩu Bắc Luân. Lợi dụng chính sách cư dân biên giới sang Đông Hưng mua hàng, nếu giá trị hàng hóa dưới 2 triệu đồng thì không phải đóng thuế nên đội ngũ chân rết này hoạt động rất tích cực.

Ông Nguyễn Tiến Dũng đang trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô

57389

Đìu hiu chợ trung tâm

Các đối tượng buôn lậu luôn bố trí người theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng, sau đó thông báo cho phương tiện chở hàng lậu chạy trốn, tẩu tán hàng khi bị phát hiện.

Qua tìm hiểu, móc nối được với anh Trần Lâm S., một lái xe trước đây thường vận chuyển hàng từ Móng Cái về Hà Nội được biết, hiện một số đối tượng buôn lậu trên tuyến biên giới đường bộ vẫn lợi dụng địa hình đường biên sát khu dân cư có nhiều đường mòn, lối mở, các đầu nậu thuê cửu vạn vác hàng qua biên giới rồi dùng xe máy vận chuyển vào các chợ, bến xe, trung tâm thương mại sau đó được chia nhỏ lẻ đưa lên xe container, xe tải nhỏ, xe khách chạy tuyến  Móng Cái đi các tỉnh phía Bắc những chiếc xe này đã được gia cố hầm vách tinh vi để chôn giấu hàng lậu nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng;Các đối tượng buôn lậu còn xé lẻ hàng hóa cho vào túi xách tay, va ly hành lý vận chuyển trên xe khách...

Tuy nhiên tình trạng buôn lậu không còn công khai, nhộn nhịp như trước. Nhiều người dân ở đây cho biết, giới buôn lậu bây giờ không tập kết hàng ở Móng Cái nữa mà tập trung ở kho của V. “gà” ở huyện Đầm Hà. Tuy nhiên, để tiếp cận kho hàng này gần như không thể. Bởi, với tai mắt của đám “chim lợn”, bất cứ hoạt động nào của người lạ lập tức sẽ bị đưa vào tầm ngắm. Các đối tượng buôn lậu luôn bố trí người theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng, sau đó thông báo cho phương tiện chở hàng lậu chạy trốn, tẩu tán hàng khi bị phát hiện.

Tiếp cận được với một cửu vạn tên K., người một thời làm nghề vác hàng lậu qua biên giới, nay đã giải nghệ. K. đồng ý dẫn chúng tôi thâm nhập vào các đường tiểu ngạch vận chuyển hàng. Tuy nhiên, suốt 2 đêm theo chân K. đi “săn” người vác hàng lậu qua biên giới, kết quả chúng tôi thu được chỉ là con số O tròn trĩnh. Theo K., bây giờ cơ quan chức năng làm chặt do có sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và UBND tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt, nhiều lãnh đạo vùng biên này bị xử lý nên giới buôn lậu cũng “án binh bất động”. Theo quan sát của phóng viên tại thời điểm này, hàng hóa về nhỏ giọt, chỉ theo đường chính ngạch, có đủ hóa đơn chứng từ. Tại chợ trung tâm quang cảnh mua bán đìu hiu, chủ yếu là khách du lịch. Nhiều ki ốt đóng cửa, rao bán, cho thuê lại. Tại Trạm kiểm soát liên hợp Km 15, trước đây có lưu lượng hàng trăm xe qua lại mỗi ngày, thì giờ con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó chủ tịch TP Móng Cái, Trưởng ban chỉ đạo 389 cho biết: Trong năm 2014, đã phát hiện và bắt giữ hơn 600 vụ buôn lậu với số tiền 50 tỷ đồng. Mới đây, ngày 12 và 13/1/2015, Trạm kiểm soát liên hợp, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) bắt giữ 2 vụ, thu 89 chiếc điện thoại di động. Trong hai ngày 17 – 18/1, Đội cảnh sát kinh tế, Công an TP Móng Cái đã bắt giữ 2 vụ vận chuyển, tập kết hàng hóa nhập lậu. Cơ quan chức năng, đã thu giữ 30 thùng đồ chơi và 400 chiếc quần bò, trị giá trên 50 triệu đồng…

Cũng theo ông Dũng, bên cạnh những biện pháp kiểm tra bắt giữ, lực lượng chống buôn lậu còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đơn cử, với những lái xe, chuyên vận chuyển hàng, cho các đầu nậu, lực lượng thường xuyên đến nhà tuyên truyền, vận động, cảnh báo nên mọi người đã ý thức được và không tiếp tay cho việc buôn lậu.

Chia tay Móng Cái, trời đã về chiều, dòng Ka Long hiền hòa uốn lượn, chảy quanh mảnh đất vùng biên. Nơi đây đã từng một thời được mệnh danh là “chảo lửa” của buôn lậu, nhưng lúc này, cảm nhận của chúng tôi là sự bình yên. Vậy nhưng, sự bình yên đó liệu có kéo dài…?

Phước Long – Ngô Hùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

(LĐTĐ) Theo Nghị định 158/2024 của Chính phủ, taxi phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, có thiết bị in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe, tại vị trí hành khách dễ quan sát.
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024

Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024

(LĐTĐ) HLV Kim Sang Sik nhiều khả năng sẽ tiếp tục có những sự thay đổi bất ngờ trong đội hình xuất phát của đội tuyển Việt Nam ở trận bán kết lượt đi gặp Singapore tại AFF Cup 2024 (ASEAN Cup).
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo thiết thực về vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW

TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tập trung thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TW).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành Nghị quyết cho phép kéo dài thời điểm thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15, với mức chi phí quản lý được trích tối đa tạm thời là 1,44% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), thời gian kéo dài đến hết 30/6/2025.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025

Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025

(LĐTĐ) Lee Min Ho dự kiến tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025 trong dự án phim truyền hình lãng mạn lấy bối cảnh ngoài trái đất, với kinh phí sản xuất hơn 34 triệu USD.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động