Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng:

Sống mãi trong tâm thức những người con Thủ đô

(LĐTĐ) Nhiều năm qua ở Hà Nội, đường Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) đã trở thành con đường sầm uất, hiện đại nối cửa ngõ phía Tây ra đại lộ Thăng Long. Quan trọng và hiện đại là vậy, thế nhưng ít ai biết rằng, con đường tấp nập ấy lại được đặt theo tên của bác sĩ Trần Duy Hưng – một trí thức tiêu biểu và cũng là vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội.
song mai trong tam thuc nhung nguoi con thu do Con đường hoa tường vi lãng mạn giữa Thủ đô
song mai trong tam thuc nhung nguoi con thu do Bác sĩ Trần Duy Hưng: Chủ tịch Thành phố của dân, vì dân

Vị Chủ tịch tài năng, đức độ

Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng sinh năm 1912 tại làng Hòe Thị, xã Xuân Phương, nay là phường Phương Canh (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) - Đây cũng là một trong 4 địa danh nổi tiếng của Thủ đô, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Theo cuốn Lịch sử cách mạng Thủ đô, sinh thời bác sĩ Trần Duy Hưng từng là sinh viên trường Đại học Y, cùng lứa với các bác sĩ nổi tiếng như Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch…

song mai trong tam thuc nhung nguoi con thu do
Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng luôn sống mãi trong tâm thức của những người con Thủ đô (ảnh tư liệu).

Là một người năng động, vì thế, thời sinh viên bác sĩ Trần Duy Hưng tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động xã hội, vận động người dân hưởng ứng các phong trào yêu nước do Mặt trận dân chủ, sau đó là Mặt trận Việt Minh phát động.

Sau khi tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc, bác sĩ Trần Duy Hưng đã mở phòng khám tư tại số 6 phố Bông Nhuộm. Với tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc như mẹ hiền, chi phí rẻ, vì thế bệnh nhân tìm đến khám rất đông. Không những vậy, đây còn là nơi gặp gỡ, che giấu cán bộ Việt Minh và cũng là nơi cung cấp thuốc men cho chiến khu mỗi khi có yêu cầu.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đến gặp bác sĩ Trần Duy Hưng tại phòng khám và trao cho ông trọng trách: Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội.

Đảm nhiệm một công việc chưa có tiền lệ trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài, trong một thời gian ngắn từ 30/8/1945 đến ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, Ủy ban Hành chính Thủ đô do ông phụ trách đã giải quyết được hàng loạt những vấn đề cấp bách, như: Ổn định nhân tâm sau cách mạng, đoàn kết nhân dân, xây dựng chính quyền các cấp từ thành phố xuống huyện, xã, khu phố; thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần...

Toàn quốc kháng chiến, ông theo Chính phủ lên chiến khu Việt Bắc và được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ, rồi Thứ trưởng Bộ Y tế. 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, ngày 10/10/1954 giải phóng Thủ đô, ông trở về tiếp quản Thủ đô với trọng trách Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính và ngày 4/11/1954 được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố, rồi Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Cả đời làm công bộc cho dân

song mai trong tam thuc nhung nguoi con thu do
Đường Trần Duy Hưng, con đường mang tên Chủ tịch thành phố Hà Nội đầu tiên.

Đảm đương chức vụ Chủ tịch thành phố Hà Nội trong bối cảnh chính quyền cách mạng còn non trẻ, thù trong giặc ngoài, giữa bộn bề công việc. Thế nhưng, trong tâm khảm của người dân Hà Nội, hình ảnh vị Chủ tịch thành phố hiện lên là một con người liêm khiết, mẫu mực, vừa giản dị, gần gũi lại vừa tận tâm, tận lực với công việc, với người dân. Qua đó, đã tạo được sự gắn kết và tạo nên sức mạnh, niềm tin cho người dân Thủ đô trong cuộc đấu tranh chống lại sự leo thang đánh phá miền Bắc của Đế quốc Mỹ, làm nên chiến thắng lịch sử "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972…

Nhắc đến vị Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng, trong tiềm thức của mình bác sĩ Đỗ Huy Hùng – 82 tuổi ( ở Minh Khai, Hai Bà Trưng) luôn bày tỏ sự tự hào, lòng ngưỡng mộ và luyến tiếc về vị Chủ tịch Thành phố tài đức. Bác sĩ Hùng chia sẻ, khi còn trẻ chính tấm gương của bác sĩ Trần Duy Hưng đã trở thành động lực giúp bác sĩ Huy Hùng quyết tâm theo học tại trường Đại học Y Hà Nội.

Được thành lập vào tháng 1/1999, đường Trần Duy Hưng có chiều dài 1.600m nối từ ngã tư đường Nguyễn Chí Thanh – Đường Láng đến ngã tư đường Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến nối với Đại lộ Thăng Long (một trong những công trình được gắn biển 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội).

Con đường được mang tên bác sĩ Trần Duy Hưng - cái tên vốn rất quen thuộc trong lòng người Hà Nội, để ghi nhớ công lao bác sĩ Trần Duy Hưng. Và ông cũng là vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội, đồng thời cũng là người giữ cương vị chủ tịch lâu nhất của Thành phố từ trước đến nay.

Bởi thế, người Hà Nội, đặc biệt là những thế hệ các ông, các bà, các mẹ…nay đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, mỗi khi nói về thủ đô Hà Nội, họ không chỉ nhắc đến 4 cửa Ô nổi tiếng, là cây cầu Long Biên huyền thoại, mà còn nhắc đến vị Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng với sự tự hào, lòng ngưỡng mộ. Đặc biệt, khi nhắc đến bác sĩ Trần Duy Hưng, không chỉ người dân Hà Nội mà sinh thời, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng viết: “Một con người của nhân dân, là một trí thức để lại tấm gương sáng cho các thế hệ trí thức hôm nay và mai sau”.

“Với vai trò là bác sĩ, ông luôn thể hiện sự nhân ái của người thầy thuốc với bệnh nhân, là tấm gương mẫu mực để các thế hệ sinh viên ngành Y sau này học tập và noi theo. Với vai trò lãnh đạo, bác sĩ Trần Duy Hưng thể hiện mình là một tri thức tiêu biểu; vừa là một người lãnh đạo, vừa là công bộc của dân theo đúng nghĩa”, bác sĩ Hùng tâm sự.

Là một người sinh ra sau thời điểm thống nhất đất nước, thế nhưng, trong câu chuyện kể về vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội, anh Nguyễn Mạnh Dũng (ở Tây Hồ, Hà Nội) như thể là người được trải qua quãng thời gian lịch sử, thời điểm bác sĩ Trần Duy Hưng trở thành Chủ tịch Thành phố.

Anh kể: “Được sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, trong câu truyện kể về những người đã cống hiến cho đất nước, cho Hà Nội, cha mẹ tôi thường nhắc đến bác sĩ Trần Duy Hưng với lòng tự hào. Trong câu chuyện kể, vị Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng hiện lên như một đại diện cho thế hệ lãnh đạo Thủ đô cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, suốt đời vì nước vì dân”.

Không chỉ là Chủ tịch thành phố Hà Nội đầu tiên, bác sĩ Trần Duy Hưng còn là vị Chủ tịch thành phố Hà Nội lâu đời nhất khi ông liên tiếp giữ chức Chủ tịch Thành phố từ khóa I (1957 – 1961) cho đến khóa IV (1974 – 1977). Có lẽ, trong những bài học đầu tiên để làm người cán bộ công bộc của dân, bài học về việc sống giản dị, liêm khiết và tận tâm với nhân dân đã giúp hình ảnh Chủ tịch thành phố Hà Nội sống mãi trong tâm thức của những người con Thủ đô.

Không chỉ vậy, ông còn thể hiện là một trí thức yêu nước, có tầm quản lý, nhìn xa trông rộng. Trong suốt các nhiệm kỳ của mình ông đã để lại cho thủ đô Hà Nội hàng loạt những công trình tầm cỡ về kinh tế, văn hóa và xã hội: Khu công nghiệp Cao - Xà - Lá, đường Thanh Niên, Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ...

65 năm ngày giải phóng Thủ đô trôi qua, trong không khí vui tươi, hào hùng của những ngày hào khí tháng 10, người dân Hà Nội lại có dịp nhớ đến những khoảnh khắc trọng đại, ngày mà cờ hoa tung bay khắp 4 Cửa Ô đón chào đoàn quân chiến thắng trở về, tiếp quản Thủ đô sau 9 năm kháng chiến trường kỳ.

Sau 65 năm giải phóng Thủ đô, mỗi con đường, góc phố giờ đây đã mang trên mình chiếc áo mới, trong đó con đường mang tên Trần Duy Hưng, vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội cũng thay da đổi thịt và đẹp lên xứng đáng với cái tên mà nó được đặt.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024, sáng 14/7, tại vườn hoa Lạc Long Quân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ cùng các nhà đồng hành phối hợp tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ". Ngày hội thu hút sự tham gia của 7.000 người dân, sự kiện đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

(LĐTĐ) Trước khi vụ cháy xảy ra, đã có một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả khu vực, sau đó lửa bao trùm cả căn nhà, người dân đã sử dụng hàng chục bình cứu hỏa mini để dập lửa nhưng bất thành.
Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

(LĐTĐ) Tối 12/7, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tổ chức khai mạc “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh miền núi phía Bắc” năm 2024.
Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

(LĐTĐ) Trong hơn 1 tuần từ khi triển khai Luật Căn cước, tính đến ngày 8/7, cơ quan Công an đã tiếp nhận 327.902 hồ sơ cấp Căn cước của công dân. Trong đó 59.224 hồ sơ cấp Căn cước cho công dân dưới 6 tuổi,...
Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

(LĐTĐ) Một máy bay của hãng Eva Air Boeing 777 từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan), trong lúc lăn ra đường băng đã lăn nhầm vào bến đậu, làm hư hỏng cột đèn chiếu sáng và làm móp cánh trái máy bay.
Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Sáng 1/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (tỉnh Nghệ An), Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã tới dự, chỉ đạo và động viên lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 29/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93,42%.
Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

(LĐTĐ) Trên cơ sở đánh giá thành công của thành phố Hà Nội, để triển khai rộng rãi trên toàn quốc, ngày 21/05/2024, Bộ Y tế đã ban hành Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID tại Quyết định số 1332/QĐ-BYT. Văn bản này tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ thể các các địa phương triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VneID.
Xem thêm
Phiên bản di động