“Siết” game lậu qua công cụ thanh toán

Theo thống kê của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có hàng trăm trò chơi trực tuyến (game online) đang được lưu hành, sử dụng không phép trên môi trường mạng tại Việt Nam và phần lớn do doanh nghiệp nước ngoài phát hành xuyên biên giới. Trước tình trạng đó, cơ quan quản lý cho rằng cần phải "siết" game lậu qua công cụ thanh toán.
siet game lau qua cong cu thanh toan Chơi game hành động làm giảm chất xám não
siet game lau qua cong cu thanh toan Triệt phá băng ‘siêu’ cướp nhí chuyên dùng hàng 'đá'
siet game lau qua cong cu thanh toan Bàn phím cơ chuyên game chịu được trên 50 triệu "cú" nhấn/phím
siet game lau qua cong cu thanh toan Yêu cầu xử lý nghiêm việc lái xe chơi game
siet game lau qua cong cu thanh toan Lợi nhuận từ game "lậu"chảy về đâu?
siet game lau qua cong cu thanh toan
Không ít game online hiện đang lưu hành không phép.

Thất thu thuế vì game lậu

Game online bắt đầu phát triển tại Việt Nam từ năm 2005. Tính đến trước thời điểm Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) ban hành Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT (ngày 29-12-2014) quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, có tổng cộng 126 game online được phép phát hành tại Việt Nam, phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện nay, ước tính có gần 400 game đã phát hành tại thị trường trong nước (gồm game phát hành trên máy tính và game trên điện thoại di động).

Đáng chú ý, theo Thanh tra Bộ TT-TT, trên thị trường còn tồn tại hàng trăm trò chơi không phép. Thực tế, doanh thu của các doanh nghiệp có game được cấp phép phát hành chỉ bằng 70% so với doanh thu thực tế của toàn ngành. Như vậy, 30% doanh thu đang rơi vào doanh nghiệp cung cấp game lậu, đồng nghĩa với việc Nhà nước bị thất thu thuế khá lớn.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp phát hành game trong nước cho rằng, thực tế game phát hành lậu trên máy tính chiếm đến 45%, game lậu trên thiết bị di động chiếm 40% tổng doanh thu. Không chỉ thất thu thuế, nhiều game do nước ngoài sản xuất còn có nội dung tuyên truyền không đúng về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Phó Chánh thanh tra Bộ TT-TT Đinh Tiến Dũng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến game lậu lưu hành phổ biến là các quy định hiện hành đang gây ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam. Trong khi doanh nghiệp trong nước có tư cách pháp nhân rõ ràng, có đăng ký kinh doanh và phải có giấy phép nhập khẩu, giấy phép phê duyệt nội dung trò chơi... mới được kinh doanh game, thì doanh nghiệp nước ngoài chỉ có mỗi việc "tung" lên mạng... Điều đáng nói, bất cập này không dễ giải quyết một sớm một chiều.

Cần ban hành quy định kiểm soát cổng thanh toán

Có một thực tế là doanh nghiệp cung cấp game lậu thu phí người chơi thông qua nhiều hình thức, như mở tài khoản tại ngân hàng, thanh toán trực tiếp bằng thẻ visa, hoặc bằng thẻ cào nạp tiền điện thoại... Như vậy, game lậu dù phát hành xuyên biên giới để kinh doanh tại Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào kênh thanh toán ở ngân hàng, cổng thanh toán trực tuyến và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet.

Mặt khác, doanh nghiệp nước ngoài phát hành game lậu sẽ khó có thể thu hút người chơi ở Việt Nam nếu cung cấp dịch vụ từ máy chủ đặt tại nước ngoài, vì chất lượng đường truyền không ổn định. Do đó, hầu hết game lậu kinh doanh tại Việt Nam đều phải thuê máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước. Nói cách khác, hoạt động kinh doanh game từ nước ngoài được gắn với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước. Các công ty game nước ngoài được các đối tác, doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng kết nối kênh thanh toán nội địa, "tiếp tay" để kinh doanh game lậu tại Việt Nam, chuyển giá, trốn thuế, vận chuyển tiền tệ qua biên giới trái phép, lừa đảo...

Đáng lưu ý là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng đang hoạt động trái với quy định của pháp luật. Theo lãnh đạo Thanh tra Bộ TT-TT, hiện các nhà mạng cho phép sử dụng thẻ cào điện thoại để thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ, biến thẻ cào điện thoại trở thành phương tiện thanh toán giống như tiền mặt là trái với quy định tại Điều 10, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông. Việc các doanh nghiệp trung gian thanh toán qua ví điện tử cho phép khách hàng sử dụng thẻ cào điện thoại để nạp tiền vào ví điện tử là không đúng quy định của Điều 9, Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Thêm nữa, việc các doanh nghiệp thanh toán trực tuyến không nắm được nội dung thanh toán cho dịch vụ gì, dẫn tới tình trạng không thực hiện nghĩa vụ từ chối, tạm ngừng hoặc ngừng kết nối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng. Điều này là vi phạm quy định của Điều 9, Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT của Bộ TT-TT...

Do vậy, kiểm soát được các cổng thanh toán sẽ kiểm soát được phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp phát hành game lậu. Song để làm được điều này, trước hết cần có quy định, các cổng thanh toán và doanh nghiệp không được hỗ trợ dịch vụ cho game lậu phát hành xuyên biên giới. Cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành như Ngân hàng Nhà nước, Tài chính, TT-TT nhằm tăng cường quản lý việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và trò chơi điện tử trên mạng.

Thanh tra Bộ TT-TT đang phối hợp với Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử rà soát lại toàn bộ hoạt động kinh doanh game online; đề xuất Bộ TT-TT phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính ban hành các quy định để quản lý công cụ thanh toán nhằm siết chặt việc quản lý kinh doanh game tại Việt Nam.

Theo Việt Nga/Hà Nội mới

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp báo về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) với chủ đề Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI

Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI

(LĐTĐ) Apple dự kiến sẽ ra mắt một thiết bị nhà thông minh hoàn toàn mới vào tháng 3/2025, mang tên mã J490. Thiết bị này tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), màn hình 6 inch cảm ứng, camera, pin sạc, và loa tích hợp, cho phép người dùng gắn lên tường hoặc đặt ở các bề mặt trong nhà.
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh

Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh

(LĐTĐ) Google đang tiến hành thử nghiệm một tính năng mới cho phép người dùng đặt câu hỏi bằng giọng nói, và nhận câu trả lời ngay lập tức, mở ra trải nghiệm tìm kiếm liền mạch, đặc biệt trên thiết bị di động. Tính năng mới này được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể khả năng tìm kiếm bằng giọng nói của Google, giúp người dùng dễ dàng đặt các câu hỏi tiếp nối mà không cần phải khởi động lại quá trình tìm kiếm.
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người

Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người

(LĐTĐ) Giáo sư Sebastian Seung từ Đại học Princeton (Mỹ), một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực não bộ và AI, nhận định rằng nhờ AI, việc lập bản đồ hoàn chỉnh bộ não con người đã trở thành khả thi trong một tương lai không xa. Theo ông, nếu không có AI, nhân loại sẽ phải mất tới 50.000 năm để giải mã toàn bộ cấu trúc phức tạp của bộ não.
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng

MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng

(LĐTĐ) Apple tiếp tục gây chú ý với những dự định lớn lao cho dòng sản phẩm MacBook Pro, sau khi vừa ra mắt MacBook Pro M4. Công ty không ngừng phát triển và đã lên kế hoạch cho các cải tiến đáng mong đợi vào năm 2026.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập

Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập

(LĐTĐ) Meta đang tiến hành xây dựng một công cụ tìm kiếm AI riêng, giúp nâng cao tính tự chủ trong hệ sinh thái và giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ tìm kiếm bên ngoài như Google và Bing. Động thái này đánh dấu bước đi chiến lược của Meta trong việc phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các nền tảng của mình, bao gồm Facebook và Instagram.
Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật

Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật

(LĐTĐ) Google vừa công bố việc tích hợp thêm 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật, giúp hơn 300 triệu người trên lục địa này có thể tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Với bản cập nhật mới này, Google hiện có khả năng dịch hơn 94 ngôn ngữ toàn cầu sang 25 ngôn ngữ bản địa châu Phi.
Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần

Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần

(LĐTĐ) OpenAI, cha đẻ của chatbot ChatGPT nổi tiếng, hiện đang ấp ủ một mô hình AI mới mang tên Orion, dự kiến ra mắt vào tháng 12/2024. Mô hình này được dự báo sẽ có khả năng mạnh mẽ hơn GPT-4 hiện tại gấp 100 lần và được coi là một bước đệm quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) của OpenAI.
Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!

Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!

(LĐTĐ) Với khoản tài trợ lớn lên đến 270 triệu USD, Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Singapore (NSCC) đang đẩy mạnh đào tạo hàng nghìn chuyên gia công nghệ nhằm chuẩn bị cho thế hệ siêu máy tính tiếp theo. Đây là lần thứ hai Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore (NRF) cung cấp tài trợ cho lĩnh vực này, cho thấy cam kết của đất nước trong việc phát triển công nghệ tính toán tiên tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong trí tuệ nhân tạo (AI), nghiên cứu biến đổi khí hậu, và chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động