Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(LĐTĐ) Trẻ em sẽ là thế hệ công dân số mới, mang lại sự thịnh vượng cho không gian mạng. Tuy nhiên, việc thiếu các kiến thức, kỹ năng để trẻ em có thể tự bảo vệ an toàn trên không gian số đang là một hạn chế, thách thức.
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Trẻ em có xu hướng “nghiện” mạng xã hội Tạo “vắc xin số” bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Internet và các thiết bị kỹ thuật số ngày càng hiện diện nhiều hơn và có tầm quan trọng trong cuộc sống của trẻ em ngày nay. Việt Nam có trên 24,7 triệu trẻ em, phần lớn các em được tiếp cận và sử dụng các thiết bị kết nối Internet.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Các đại biểu chia sẻ tại tọa đàm hỗ trợ trẻ em phòng tránh bị lừa đảo, bắt nạt trên môi trường mạng và nghiện internet.

Trao đổi tại tọa đàm “Hỗ trợ trẻ em phòng tránh bị lừa đảo, bắt nạt trên môi trường mạng và nghiện Internet” diễn ra trong khuôn khổ sự kiện ra mắt Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng tổ chức mới đây, ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho biết: Điện thoại, máy tính, máy tính bảng hay smartTV đang được trẻ em Việt Nam sử dụng với tần suất ngày càng nhiều hơn.

Khảo sát của UNICEF năm 2022 cho thấy, 82% trẻ em Việt Nam từ 12 - 13 tuổi sử dụng Internet hàng ngày, con số này ở lứa tuổi 14 - 15 là 93%.

Theo đại diện Cục An toàn thông tin, 5 nguy cơ, mối đe dọa lớn cho trẻ em trên không gian mạng, đó là: Tiếp cận với những nội dung độc hại làm lệch lạc suy nghĩ, lối sống, sự phát triển; bị phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của trẻ; bị bắt nạt trực tuyến dưới nhiều hình thức khác nhau; sử dụng quá mức và rơi vào tình trạng nghiện Internet; bị lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật...

Đánh giá về tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em trên môi trường không gian mạng hiện nay, ông Trần Đăng Khoa - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, trẻ em sẽ là thế hệ công dân số mới, mang lại sự thịnh vượng cho không gian mạng. Tuy nhiên, việc thiếu các kiến thức, kỹ năng để trẻ em có thể tự bảo vệ an toàn trên không gian số đang là một hạn chế, thách thức.

“Đây là những mối nguy cơ, đe doạ lớn cho trẻ em, cho tương lai của đất nước, do đó muốn bảo vệ an toàn cho trẻ trên môi trường mạng, cần sự quan tâm của gia đình, nhà trường, cộng đồng, toàn xã hội chung sức”, ông Trần Đăng Khoa nhấn mạnh.

Theo ông Đỗ Dương Hiển, phụ trách dự án Trẻ em, Tổ chức Childfund Việt Nam, độ tuổi sử dụng Internet và mạng xã hội của trẻ em Việt Nam đang càng ngày càng nhỏ hơn. Nhiều cha mẹ đang dùng mạng xã hội, clip YouTube như một phần thưởng dành cho con. Mặt khác, hiện nay các thiết bị để trẻ tiếp cận Internet ngày càng nhiều hơn, không chỉ là điện thoại thông minh, đó cũng là thách thức với các tổ chức làm công tác bảo vệ trẻ em.

Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, thời gian qua các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có liên quan đã phối hợp chặt chẽ với nhau để triển khai đúng các yêu cầu của Quyết định số 830/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/6/2021 về phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025.

Cùng với đó, duy trì môi trường mạng, phát triển hệ sinh thái sản phẩm, ứng dụng công nghệ số Việt Nam cho trẻ em học tập, kết nối, giao lưu, giải trí trên môi trường không gian mạng sáng tạo, lành mạnh; các đơn vị thường xuyên nâng cao các kiến thức, kỹ năng phù hợp cho từng lứa tuổi trẻ em, để trẻ em có “hệ miễn dịch số” tự nhận thức, đề phòng các rủi ro, nguy cơ mất an toàn trên môi trường sử dụng mạng.

Đặc biệt, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111, trực thuộc Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội), nhằm kết nối, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em, tư vấn bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Mỗi năm, Tổng đài tiếp nhận hơn 400 - 500 cuộc gọi về vấn đề trẻ em trên môi trường mạng. Có những ca do cha mẹ và trẻ em gọi đến tổng đài tư vấn và một số ca thì trực tiếp nhân viên tổng đài gọi tới để can thiệp.

Ông Nguyễn Lâm Thanh - Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam cho biết, việc trẻ em bị lợi dụng, tấn công trên môi trường mạng luôn là điều chúng ta không mong muốn. Tình trạng này là “hồi chuông” cảnh tỉnh chúng ta, mà lỗi một phần thuộc về người lớn khi thiếu sự quan tâm, giám sát thường xuyên.

Để bảo vệ trẻ em trên mạng hiệu quả, yêu cầu đặt ra đối với các tài khoản trẻ em đang sử dụng là phải đặt dưới quyền kiểm soát của người giám hộ. Đặc biệt, những người giám hộ cần có trách nhiệm hơn để nhắc nhở, kiểm soát, hướng dẫn trẻ sử dụng mạng theo hướng an toàn.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

(LĐTĐ) Trong các ngày 12 và 13/12/2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động đón Đoàn khách quốc tế sang thăm chính thức Việt Nam. Để bảo đảm an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện...
Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.
Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Chiều 8/12, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã đến thăm hỏi, động viên Thượng úy Trương Văn Tú, cán bộ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội, bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Ứng xử văn minh, thân thiện trong vận tải hành khách công cộng

Ứng xử văn minh, thân thiện trong vận tải hành khách công cộng

(LĐTĐ) Hội thi “Nhân viên phục vụ giỏi, văn minh, thân thiện năm 2023" không chỉ góp phần tạo chuyển biến về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Thủ đô mà còn là dịp để người dân thêm hiểu và quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của nhân viên phục vụ xe buýt đang hàng ngày cố gắng nâng cao chất lượng, đem đến sự hài lòng cho hành khách đi xe.
VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

(LĐTĐ) Giải thưởng được trao tặng từ tổ chức thanh toán thẻ hàng đầu thế giới - VISA, ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm thẻ tín dụng vượt trội tới khách hàng.
Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Cứ mỗi dịp cuối năm, rất nhiều đồ cũ, hư hỏng như bàn ghế, giường chiếu, chăn mền… bị bỏ đi. Đáng nói, khối lượng rác thải cồng kềnh này đang bị tuồn ra các khu vực công cộng, gây mất mỹ quan đô thị Thủ đô.
Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động; qua đó tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Công khai cơ sở giáo dục, đơn vị bị đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Công khai cơ sở giáo dục, đơn vị bị đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các Sở GD&ĐT công khai các cơ sở giáo dục, đơn vị được phép và bị đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trên Cổng thông tin điện tử của Sở và trên các phương tiện thông tin khác theo quy định.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân, nâng cao chất lượng dân số Thủ đô

Khám sức khỏe tiền hôn nhân, nâng cao chất lượng dân số Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số, kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), sáng 8/12, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ tổ chức lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về dân số với chủ đề “Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước”.
Cần có biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng của nhà giáo

Cần có biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng của nhà giáo

(LĐTĐ) Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Công đoàn Giáo dục các tỉnh, thành phố đề xuất, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị, trường học tăng cường các biện pháp giáo dục học sinh, thực hiện kỷ cương trường học, kỷ luật học đường; thực hiện nghiêm phương châm “Thầy ra thầy - Trò ra trò” trong các nhà trường.
Tăng cường triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và y tế trường học

Tăng cường triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và y tế trường học

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn Kiểm tra liên ngành số 2 thành phố Hà Nội vừa kiểm tra công tác an toàn thực phẩm (ATTP) và kiểm tra công tác y tế trường học (YTTH) trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Phát triển du lịch từ cách xây dựng thương hiệu

Phát triển du lịch từ cách xây dựng thương hiệu

(LĐTĐ) Huyện Thường Tín (Hà Nội) vốn là địa phương có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi và được biết đến là “đất danh hương, đất trăm nghề”. Những năm qua, để phát triển tiềm năng du lịch, huyện Thường Tín đã và đang xây dựng những thương hiệu sản phẩm đặc trưng, độc đáo nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa truyền thống.
Đông về thức dậy yêu thương

Đông về thức dậy yêu thương

(LĐTĐ) Bỗng sau một đêm mưa rơi tầm tã, cái lạnh của mùa đông đã giăng mắc tự bao giờ? Đôi chân trần bất giác giật mình khi vừa đặt xuống nền gạch sau một giấc ngủ vùi. Đôi tay bất giác co lại, xoa xoa vào nhau vì lạnh, lần tìm chiếc áo ấm dày sụ, chiếc khăn choàng từ mùa đông năm trước lại được đem ra, để choàng, để khoác, để xuýt xoa, để ngửi mùi của mùa cũ, mùi của tủ gỗ, mùi của những nhớ thương năm cũ đã bị những bộn bề quên nhớ bủa vây tự bao giờ.
Góp phần định hướng nghề nghiệp từ sớm

Góp phần định hướng nghề nghiệp từ sớm

(LĐTĐ) Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chốt phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 với 4 môn thi đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo giáo viên, học sinh. Với phương án này, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn môn thi phù hợp với năng lực và nguyện vọng bản thân.
Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, việc phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học (YTTH) là giải pháp quan trọng tạo nền tảng sức khỏe thể chất, tinh thần, giúp học sinh học tập tốt, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

(LĐTĐ) Chiều 6/112, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ quan điểm liên quan đến vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại tỉnh Tuyên Quang và vấn đề dạy thêm, học thêm.
Bộ Y tế: Trong tháng 12 sẽ có đủ vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế: Trong tháng 12 sẽ có đủ vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) “Chúng tôi hy vọng trong tháng 12 này sẽ có vắc xin phục vụ tiêm chủng cho người dân,. Đối với vắc xin 5 trong 1 phải nhập khẩu, Bộ Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện theo hình thức mua sắm đấu thầu rộng rãi trong nước, theo quy định của Luật Đấu thầu. Trong khi chờ các thủ tục mua sắm, Bộ Y tế đã chủ động tìm nguồn viện trợ vắc xin của các tổ chức quốc tế cũng như trong nước cho chương trình tiêm chủng mở rộng."- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động