Sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng Sổ Hộ khẩu
Hiện có hơn 7,654 triệu người mang hộ khẩu Hà Nội | |
Cần hiểu đúng thông tin “bỏ sổ hộ khẩu” | |
Sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng Sổ hộ khẩu |
Quang cảnh Phiên họp (ảnh QH) |
Quản lý theo sổ định danh cá nhân
Trình bày Tờ trình dự án Luật Cư trú (sửa đổi) trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, mục đích xây dựng Luật Cư trú (sửa đổi) là nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú bảo đảm phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Thực hiện chủ trương hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác quản lý dân cư; bảo đảm tốt hơn nữa tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú. Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ của công dân; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, việc xây dựng Luật, bảo đảm phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý cư trú và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư. Tạo khuôn khổ pháp lý hữu hiệu để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống, làm ăn; trình tự, thủ tục đăng ký đơn giản, thuận tiện, kịp thời, công khai, minh bạch, không gây phiền hà, tiêu cực; đồng thời, bảo đảm cho công tác đăng ký, quản lý cư trú có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Trên tình thần đó, Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) có bố cục gồm 07 chương, 41 điều. Trong đó, về nội dung cơ bản của dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trên cơ sở xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo sửa đổi Luật như nêu trên, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đã thể chế hóa 02 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại đề nghị xây dựng vào dự thảo Luật. Đó là, nhóm chính sách về bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cở sở dữ liệu về cư trú; và nhóm chính sách về quy định về trình tự, thủ tục đăng ký cư trú theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Sẽ không còn khổ sở vì Sổ hộ Khẩu!
Sẽ hết khổ sở vì những quy định liên quan đến Sổ Hộ khẩu (ảnh min họa) |
Thẩm tra dự án luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng, sự thay đổi này sẽ giúp không chỉ đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ, tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí hành chính cho công dân mà còn góp phần bảo đảm quản lý dân cư chặt chẽ, thực chất, hiệu quả hơn, khắc phục nhiều bất cập trong công tác quản lý dân cư ở nước ta hiện nay. Đây cũng là phương thức quản lý cư trú hiện đại dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với xu thế phát triển, được một số quốc gia trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, cơ quan này đề nghị làm rõ tính khả thi của việc cấp số định danh cá nhân cho khoảng 80 triệu công dân còn lại trong khoảng thời gian từ nay đến khi Luật Cư trú (sửa đổi) dự kiến có hiệu lực (năm 2021) để làm cơ sở cho việc quản lý công dân thông qua số định danh cá nhân. Các cơ sở dữ liệu phải được xây dựng xong đồng bộ, đưa vào vận hành và bảo đảm kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin thông suốt. Bên cạnh đó là việc liên quan đến nhiều thủ tục hành chính và quan hệ dân sự khác mà các luật khác đang điều chỉnh.
Nhấn mạnh thay đổi phương thức quản lý dân cư là chủ trương rất lớn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao sự đổi mới trong Dự thảo luật vì xu hướng quản lý bằng số định danh là tiến bộ. Nhiều nước không có sổ hộ khẩu. Đây là bước chuyển quan trọng, ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thì còn giúp Nhà nước ngăn ngừa tiêu cực, nâng cao hiệu quả quản lý về dân cư.“Nói đến sổ hộ khẩu là người dân khổ sở. Người nghèo lên thành phố làm thuê nhưng con cái khó học tập vì Sổ Hộ khẩu, đi đâu cũng kè kè sổ” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh. Tuy nhiên, khi thay đổi phương thức quản lý từ sổ hộ khẩu sang số định danh sẽ tác động, ảnh hưởng đến rất nhiều quy định về giấy tờ, thủ tục hành chính đang thực hiện nên cần rà soát để đảm bảo phù hợp khả thi, luật ra đời không bị vướng mắc ách tắc.
Nên xem
UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Giá xăng dầu ngày 26/12, có thể giảm gần 400 đồng/lít
Khẩn trương triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV
Dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh
Tin khác
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Sự kiện 25/12/2024 10:39
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Sự kiện 25/12/2024 10:35
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50