Sắt son chuyện tình vượt qua hai cuộc chiến
Chuyện tình vượt thời gian | |
Chuyện tình tổng thống Mỹ Obama lên phim | |
Những chuyện tình cổ tích |
Trân trọng tình cảm quý giá, bình dị ấy, Thiếu tướng Nguyễn Tụ,nguyên Phó giám đốc Học viện Quân y và người bạn đời Trần Thị Minh Châu đã cùng nhau vượt qua hai cuộc chiến tranh, sống hạnh phúc bên nhau cho đến tận bây giờ…
Từng nghe, từng viết về nhiều cuộc tình trong thời chiến, tuy nhiên, khi nghe mọi người kể về câu chuyện tình của Thiếu tướng Nguyễn Tụ và bà Trần Thị Minh Châu khiến chúng tôi nửa tin, nửa ngờ. Tin vì trong chiến tranh, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Ngờ là vì chẳng ai lại không biết đến ngày cưới của mình như thế. Chính vì cái “nửa tin, nửa ngờ” ấy, chúng tôi đã quyết định gặp bằng được vợ chồng Thiếu tướng Nguyễn Tụ để kiểm chứng chuyện tình như cổ tích giữa đời thường ấy…
“Tôi đi biền biệt suốt bao năm tháng nhưng luôn yên tâm vì có người vợ đảm đang, chu toàn mọi việc gia đình. Một nách nuôi 4 đứa con, kinh tế khó khăn là vậy, nhưng bà ấy chẳng bao giờ kêu than, lúc nào cũng động viên tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thương vợ, nhưng nghĩa vụ với đất nước, tôi chỉ biết cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc được giao, mong đất nước sớm giành được độc lập, thống nhất. Trở về, thấy 4 đứa con đều ngoan ngoãn, trưởng thành, tôi càng thấy yêu, tôn trọng vợ tôi hơn”, Thiếu tướng Nguyễn Tụ chia sẻ. |
Chúng tôi len lỏi qua những con phố nhỏ, tìm đến khu tập thể Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội – nơi vợ chồng Thiếu tướng Nguyễn Tụ đang sống. Trong căn phòng ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tỏa hương thơm ngào ngạt của các loại hoa tươi khiến bất kỳ ai bước chân vào cũng cảm thấy ấm cúng, thanh thản, nhẹ nhõm, gần gũi. Đón chúng tôi bằng nụ cười hiền hậu, nhiệt thành, Thiếu tướng Nguyễn Tụ dễ dàng xóa nhòa khoảng cách giữa chủ và khách dù mới lần đầu gặp. Bên chén trà nóng ấm, đưa ánh mắt âu yếm nhìn nhau, cùng lật dở lại những bức ảnh của hai người và con cái, vợ chồng Thiếu tướng Nguyễn Tụ đưa chúng tôi về câu chuyện tình vượt thời gian của mình.
Đó là câu chuyện của chàng trai ngoại tỉnh, nhút nhát, quen cô gái Hà thành khi cùng theo học lớp Quân y sĩ Việt Nam khóa 3 tại ATK. Dù hai người học cùng nhau nhưng ít khi trò chuyện, chỉ đến khi cơn mưa bão bất ngờ ập đến, hai người cùng trú mưa ở hiên nhà khóa chặt cửa. Bẽn lẽn, ngại ngần, họ chỉ nói chuyện với nhau đứt quãng vì cả hai cùng… run. Từ lần trú mưa định mệnh ấy, hai người thường xuyên gặp mặt, trò chuyện, rồi hiểu nhau và quý mến nhau hơn. Để rồi cái tình cảm thiêng liêng ấy đã khiến hai người gần gũi, nảy sinh tình cảm yêu đương, nhớ nhung lúc nào không hay.
Học xong khóa học, vì nhiệm vụ chiến đấu, hai người đành gác hạnh phúc riêng để phục vụ nghĩa vụ với đất nước. “Ra trường, ông ấy về Đại đoàn 316 đóng tại Cẩm Thủy, Thanh Hóa, còn tôi thì phụ trách quân y ở nhà máy MK1đóng tại Tuyên Quang. Dù xa cách, nhưng hai người luôn gửi thư cho nhau. Công tác tại đây, tôi gặp mẹ của ông ấy khi đi sơ tán, bà ấy rất quý tôi và chỉ mong chúng tôi sớm kết hôn để bà có cháu bồng, cháu bế. Nhưng vì chiến tranh chia cắt nên chúng tôi chẳng dám nghĩ đến”, bà Châu hồi tưởng.
Nhấp chút trà, đưa ánh mắt trìu mến nhìn chồng, giọng bà Châu bỗng vui vẻ, kể tiếp: “Ông nhà tôi trước đây nhút nhát lắm, chẳng mấy khi dám tỏ tình, hoặc nói lời yêu thương với tôi đâu. Sau này hỏi ra mới biết là ông tự ti trước cô gái Hà thành xinh đẹp như tôi. Chẳng thế mà, có lần ông ấy viết thư cho tôi vào cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy!”. Nghĩ lại cũng buồn cười, tình yêu phải lãng mạn, hoa lá chứ ai lại “Thép đã tôi thế đấy!”, cô chú nhỉ?...”.
Mến nhau, thư qua lại nhiều, nhưng phải sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông bà mới được công tác cùng đơn vị ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa, hai người mới quyết định tiến đến hôn nhân.
“Không ngờ, ngày 27/6/1954, Đại đoàn tổ chức hội nghị chiến sĩ thi đua để khen thưởng, biểu dương cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lại chính là ngày đơn vị tổ chức đám cưới cho chúng tôi. Khi biết được tin đơn vị tổ chức cưới cho mình, chúng tôi đều bất ngờ, không thể tin được vì cả hai đều không biết, nên chưa chuẩn bị được gì”, bà Châu tâm sự.
Cũng theo bà Châu, hôm đấy, khi đang làm việc, tôi bỗng thấy đồng chí Chính trị viên vào gặp báo có tin gấp, phải về cơ quan. Tưởng rằng có công lệnh khẩn đi chiến dịch hay chuyển khu, tôi vội vã trở về đơn vị thì thấy mọi người đang trò chuyện vui vẻ, cùng nhau làm bánh ca-vat. Thấy vậy, tôi vội hỏi mọi người làm bánh để phục vụ hội nghị à thì mọi người nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên, sững sờ “Làm bánh để phục vụ đám cưới cậu chứ hội nghị gì?”. Bất ngờ, tôi đứng sững hồi lâu, nhưng hỏi đi, hỏi lại, mọi người đều bảo đúng là làm bánh, chuẩn bị mọi thứ để làm đám cưới cho tôi.
Để chắc chắn, bà Châu vội lên gặp Sư đoàn trưởng để hỏi cho rõ. Lúc này Sư đoàn trưởng mới bảo, hôm nay là ngày cưới của cô đấy, cô không biết à?.
“Thời chiến, khó khăn trăm bề, ngày cưới của vợ chồng tôi chỉ là những chiếc bánh Ca-vat do chính tay các đồng đội làm, dăm cái kẹo lạc, một chút nho khô có được là chiến lợi phẩm của giặc. Tôi may mắn được tặng chiếc áo “thắt cổ bỏ bụng” để mặc trong ngày cưới, còn vợ tôi thì chẳng có áo cưới, chẳng có trang điểm gì cả. Dù đám cưới giản dị “chẳng giống ai”, nhưng chính điều này khiến chúng tôi trân trọng tình cảm của nhau hơn”, Thiếu tướng Nguyễn Tụ bồi hồi nhớ lại.
“Không chỉ có đám cưới “đặc biệt” mà tuần trăng mật của vợ chồng tôi cũng “chẳng giống ai”. Để sắp xếp cho vợ chồng tôi một chỗ riêng tư sau ngày cưới, mọi người dọn dẹp một căn nhà hoang, dùng tấm ván, cót ép ngăn lại, thành một phòng. Căn phòng ẩm thấp, giường cưới tạm bợ, bình hoa được cắt ra từ vỏ bom… tuy đơn giản, nhưng chúng tôi thật hạnh phúc, vui mừng”, bà Châu tiếp lời.
Ngô Bảo Chi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21