Những chuyện tình cổ tích

LĐTĐ - Giữa thời đại “kim tiền”, vật chất và những khát vọng về vật chất dường như đã làm lung lay, nhạt mờ nhiều giá trị tình cảm, trong đó có tình yêu. Vậy nhưng vẫn có những cặp tình nhân, vợ chồng mà sự thiếu thốn vật chất, sự khiếm khuyết cơ thể cùng vô vàn khó khăn khác trong cuộc sống chỉ càng khiến cho tình yêu của họ thêm sắt son, bền chặt hơn. Họ kề vai sát cánh, gắn bó bên nhau dệt nên những câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích…

Tình định mệnh, hạnh phúc nở hoa

Đó là câu chuyện của cặp vợ chồng khuyết tật Phạm Văn Xuân và Trương Thị Thà ở thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tình yêu đầy thăng trầm và gian khó nhưng thủy chung, son sắt của họ đã khiến bất cứ ai biết đến đều xúc động, khâm phục. Xuân sinh năm 1971 và là con áp út trong gia đình nghèo có 9 người con, tại vùng quê cũng nghèo: núi Gò Dài, xã Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ. Dù nghèo khổ, nhưng Xuân ham học từ nhỏ. Bất hạnh xảy đến với Xuân khi anh tròn 16 tuổi. Lần đó, trên đường đi học về, Xuân gặp mưa, bị cảm lạnh, đột quỵ. Đường xa, nhà nghèo, không có tiền đưa con đi viện, bố mẹ chỉ biết bốc thuốc nam điều trị cho Xuân. Rồi bệnh tình ngày một nặng, đôi chân Xuân tự dưng tóp lại, teo đi. Từ một chàng trai khỏe mạnh, Xuân bỗng trở nên tật nguyền, bao mơ ước, hoài bão, khát khao tuổi trẻ tan biến.

Trong khi đó, số phận của Trương Thị Thà cũng nghiệt ngã không kém. Sau trận sốt virus biến chứng từ lúc 2 tuổi, Thà bị khuyết tật ở chân. Mong con gái có thể đi lại được, ngày ngày, mẹ bế Thà đi châm cứu song không có kết quả. Cũng giống như bao đứa trẻ tật nguyền khác, tuổi thơ cắp sách đến trường của Thà là những ngày tháng đối mặt với ánh nhìn soi mói, hiếu kỳ, sự trêu chọc của bạn bè. Tuy nhiên, không bi quan, buồn chán, cô quyết tâm học thật giỏi để khẳng định mình và thay đổi số phận. Tốt nghiệp cấp 3, Thà thi đỗ vào khoa ngoại ngữ của một trường cao đẳng sư phạm gần nhà, nhưng đành phải nghỉ vì trường không nhận người khuyết tật.

Anh Xuân chị Thà

Kể về mối nhân duyên đưa hai người đến gần nhau, anh Phạm Văn Xuân nhớ lại: “Ngày đó, tôi sống khép kín, suốt ngày thu mình trong ngôi nhà rách nát, lấy chiếc đài cũ rích làm bạn. Nhưng chính chiếc đài ấy đã thổi bùng lên khát khao tìm lại cuộc sống, tương lai cho riêng mình. Và cũng chính nhờ nó tôi đã tìm được hạnh phúc tưởng chừng như không bao giờ chạm tay tới". Chiếc đài cũ rích đã giúp anh làm quen với một cô bạn gái thân qua chương trình kết bạn. Sau 5 năm, với cả ngàn cánh thư qua lại với bao tâm sự, sẻ chia được gửi gắm, chẳng hiểu, anh đã yêu cô tự lúc nào. Trương Thị Thà thì kể, cô tình cờ biết anh Xuân vào năm 1995, khi đang học lớp 10. Ngày đó, bạn bè trong lớp nghịch ngợm và cũng muốn giúp cô tìm bạn bè tri kỷ nên đã đăng tên, địa chỉ của Thà lên mục kết bạn trên đài. Qua đó, Thà nhận được thư kết bạn của một chàng trai ở Phú Thọ tên Phạm Quý Xuân và ngày ngày làm bạn qua những cánh thư với người bạn trai chưa biết mặt.

Người ta bảo số tôi may mắn vì có một người vợ vừa xinh đẹp vừa giàu lòng nhân ái. Cho đến bây giờ, hạnh phúc đã ngập tràn nhưng nhiều lúc tôi vẫn ngỡ mình đang nằm mơ

Dù chưa gặp nhưng cô xem người bạn ấy như chỗ dựa tinh thần, chia sẻ hoàn cảnh gia đình, việc học tập và cả những buồn vui hàng ngày. Lá thư của người này được gửi đi là đều đặn có thư hồi âm của người kia.Thà xếp cẩn thận thư đầy ắp trong hai thùng đựng mỳ tôm. Riêng với Xuân, dù đã thầm thương trộm nhớ cô gái có gương mặt xinh xắn và nụ cười rạng rỡ mà anh được ngắm nhìn qua ảnh, nhưng nghĩ phận mình tật nguyền nên anh không dám thổ lộ tình cảm, càng không dám trao đổi ảnh với Thà. Nghĩ mình không xứng, rồi lại sợ cô gái biết hoàn cảnh sẽ coi thường nên anh đành chôn chặt tình cảm, bởi vậy mà Thà giận, cho rằng Xuân lừa dối mình. Những cánh thư cũng ngưng bặt từ đó.

Kể đến đây, anh Xuân bảo: “Đúng là mối tình định mệnh, nên tưởng kết thúc rồi mà ông Trời lại đưa chúng tôi trở lại bên nhau”. Chẳng là, không chịu được cảnh ngồi đếm thời gian trong căn nhà rách nát, mãi là kẻ "ăn bám", Nguyễn Văn Xuân quyết chí sẽ tự mình bước ra cuộc sống, hòa nhập với xã hội để chứng mình mình tàn mà không phế. Lần ấy, Xuân nghe trên đài có chương trình nói về lớp học may cho người tật nguyền ở Sơn Tây. Phạm Văn Xuân đã trốn gia đình, bắt xe xuống Sơn Tây nộp hồ sơ xin nhập học. Một điều mà không thể ngờ tới sau quãng thời gian đằng đẵng 2 năm trời bặt tin với người con gái 5 năm anh quen qua thư cùng lúc cũng đăng ký lớp học may như anh. Điều đặc biệt là Thà cũng bị tật nguyền, một tay co quắp, chân đi thấp thểnh. Lúc này Xuân mới nhận ra, tại sao một người con gái cách xa anh hàng trăm cây số lại có thể hiểu và sẻ chia cho anh nhiều đến thế. Bởi họ, hai tâm hồn đồng điệu, hai con người không may mắn đều mang số phận giống nhau. Ngay từ lúc ấy, Xuân đã quyết định không thể để mất cô thêm một lần nữa…

Gia đình Anh Xuân chị Thà

Sau đám cưới 1 năm, tốt nghiệp lớp học may, hai vợ chồng Xuân - Thà làm thuê ở rất nhiều trung tâm may nhân đạo để kiếm sống. Mới sinh con nhỏ nên tuy chưa đến mức đói ăn, nhưng cuộc sống của hai vợ chồng Xuân Thà cũng rất chật vật. Để có tiền nuôi con, vợ chồng chị quyết định đi buôn quần áo. Vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn 200.000 đồng, anh chị đi lấy hàng chịu hết 500.000 đồng. Kinh doanh khấm khá, anh chị mạnh dạn lấy thêm nhiều quần áo trẻ em ngồi bày bán ở chợ năm 2006, mẹ Thà cho hai vợ chồng mảnh đất 30m2 đất ở Thường Tín. Hội Phụ nữ xã cùng các ban ngành đóng góp xây cho vợ chồng Xuân căn nhà tình thương nho nhỏ. Tích cóp được chút tiền, mua được chiếc xe máy Trung Quốc với giá 5 triệu đồng, vợ chồng Xuân cải tạo thành xe 3 bánh để kiếm sống. Hàng ngày, Xuân chạy xe 3 bánh vào chợ Đồng Xuân lấy hàng, chở về chợ Vồi, Thường Tín, Hà Nội, để vợ bán “hàng đống” ở vỉa hè. Giờ đây, nhờ chăm chỉ làm ăn, chịu khó dãi dầu mưa nắng, cuộc sống của gia đình Xuân đã thoát cảnh nghèo khó, thậm chí đã có của ăn của để. Nhưng “trái ngọt” lớn nhất của tình yêu giữa hai người là hai cô con gái khỏe mạnh ngoan ngoãn. Căn nhà nhỏ của anh chị luôn đầy ắp tiếng cười.

Và chuyện tình cổ tích bên dòng Đà Giang

Không kém phần ly kỳ, cảm động là chuyện tình của vợ chồng anh Chu Phạm Minh Tuấn và chị Đặng Anh Thư ở xóm Độc Lập xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn, Hòa Bình). 14 tuổi, anh Chu Phạm Minh Tuấn bị mắc căn bệnh lạ. Lúc đầu, các khớp chân sưng tấy, gia đình đưa anh vào viện, bác sỹ kết luận “bệnh nhân bị viêm đa khớp”. Từ đó, dù cho gia đình đã chạy chữa nhiều nơi nhưng bệnh tình của Tuấn ngày một nặng, khiến Tuấn phải từ bỏ con đường học hành. Từ đôi chân, bệnh lan sang cột sống rồi cánh tay trái, đến năm 1983, khi bước qua tuổi 22 thì Tuấn hoàn toàn phải bất động trên giường. Thế giới của anh lúc này chỉ là ô cửa bé nhỏ nhìn ra bầu trời. Trong sâu thẳm nỗi buồn, thi thoảng, Tuấn lấy giấy ra viết mấy vần thơ để tự giải tỏa lòng mình.

Anh Tuấn chị Thư

Từ chương trình “Thời sự và âm nhạc”, anh được nghe một số bài thơ của một cô gái trẻ tận Nam Định. Sau khi chương trình kết thúc, anh để ý tên tuổi và địa chỉ cô gái rồi sau đó gửi thư làm quen nhưng cũng không mấy hy vọng sẽ có hồi âm. Nhưng rồi thư hồi âm đã tới, lá thư thứ hai anh quyết định nói hết tất cả về cuộc sống, về số phận của mình … Khi viết những dòng ấy vào thư, lòng anh nặng trĩu bởi anh luôn nghĩ “đọc xong lá thư này, cô ấy sẽ không dám viết thư cho mình nữa”. Không ngờ, rồi sau lần ấy, Tuấn tiếp tục nhận được những lá thư hồi âm của chị Thư, lá thư nào cũng dài bất tận, có lá dài đến 30 trang giấy. Thư đi rồi chờ thư đến, cuộc sống cứ kéo dài như vậy suốt 6 năm liền. 6 năm không phải thời gian ngắn nhưng với Tuấn là cả những khát khao, những mong nhớ và có cả sự hy vọng dù rất mong manh.

Nhắc lại kỷ niệm cũ, chị Thư cũng bồi hồi: “Hồi đó tôi làm nghề may nên có nhiều thời gian nghe đài và kết bạn với với mọi người qua đài. Hôm nhận được bức thư đầu tiên của anh Tuấn tôi cũng nhận được thư kết bạn của nhiều bạn khác nữa. Tôi đã trả lời tất cả các bức thư đó. Nhưng khi sang bức thư thứ hai, biết được hoàn cảnh của anh ấy tôi cảm thấy xúc động khôn xiết. Tôi muốn an ủi, động viên anh và cứ thế, những bức thư ngày càng nhiều lên trong ngăn kéo bàn”. Qua những lá thư, hiểu rõ tình cảm anh Tuấn dành cho mình cũng như những thổn thức từ con tim đang lỗi nhịp nên nhiều lần Thư xin phép lên Hòa Bình thăm Tuấn nhưng anh đều từ chối. Hơn ai hết anh hiểu với hoàn cảnh của bản thân thì khát vọng về hạnh phúc lứa đôi rất khó có cơ hội để bừng nở… Nhưng rồi, một hôm chị vẫn quyết định xách chiếc xe đạp ra đường lớn rồi bắt xe khách vượt hơn 200 km từ Nam Định lên Hòa Bình thăm anh. Khi cánh cửa bật mở, chị Thư bước vào. Gương mặt sáng bừng với mồ hôi lấm tấm rơi trên trán, anh mỉm cười nhìn chị. Hạnh phúc không thể cất lên thành lời. “Khi thấy Thư bằng xương bằng thịt đứng trước mặt mình, mọi mặc cảm tật nguyền trong tôi lúc ấy dường như đã nhường chỗ cho tình yêu mãnh liệt và khát khao về một hạnh phúc lứa đôi”, anh Tuấn bồi hồi nhớ lại.

Sau cuộc gặp đầu tiên ấy, chị cảm nhận được sự đồng cảm trong hai tâm hồn. Chị cũng nhận ra rằng, tình cảm chị dành cho anh quá lớn. Nó không đơn thuần là những rung động mơ mộng của tuổi 20, 21 của những năm trước mà là tình yêu, một tình yêu thực sự và chị muốn được gắn bó với anh cả đời này để sẻ chia với anh mọi điều trong cuộc sống. Nghĩ là làm, chị trở lại quê nhà, thuyết phục gia đình đồng ý để hai đứa đến với nhau.

Nghe con gái xin được cưới chàng trai tật nguyền ở tận một huyện miền núi, nhiều người thân trong gia đình chị Thư đã ngăn cản quyết liệt. Thuyết phục bố mẹ chị đã khó, thuyết phục bố mẹ anh còn khó hơn. Ông bà kiên định và khuyên chị nên suy nghĩ lại vì nếu sau này chị ân hận sẽ khổ cho cả hai. Bản thân anh Tuấn lúc này cũng lo cho tương lai của người yêu, sợ chị về sống với người đàn ông tật nguyền như anh sẽ rất khổ sở, vất vả. Tuy nhiên, thấy Thư vẫn kiên quyết bảo vệ tình cảm của mình, anh Tuấn đành viết thư bảo chị lên ở với gia đình mình mấy ngày xem có chịu được cuộc sống như vậy không rồi hãy quyết định vẫn chưa muộn. Vậy là chị lên ở nhà anh ở một tuần thật; vừa chăm sóc, vừa cố gắng thuyết phục bố mẹ và các anh chị của anh. Cuối cùng, đám cưới của hai người cũng diễn ra như mong muốn.

Sau đám cưới, chị bắt đầu một cuộc sống mới ở quê chồng. Chị vay mượn gia đình và người thân mua một chiếc máy may nhỏ để mở tiệm may tại nhà. Còn anh Tuấn phụ vợ bằng cách làm đôi bài thơ, viết vài cái tản văn nho nhỏ gửi cho các báo trong và ngoài tỉnh. Dù anh chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân của anh đều do một tay chị đảm trách nhưng chị chưa bao giờ phàn nàn, khó chịu. Chị bảo rằng, đối với chị, được ở bên cạnh chăm sóc anh là niềm hạnh phúc lớn lao, và chị tự hào về điều đó. Nhắc đến vợ, anh Tuấn lại mỉm cười trìu mến: “Người ta bảo số tôi may mắn vì có một người vợ vừa xinh đẹp vừa giàu lòng nhân ái. Cho đến bây giờ, hạnh phúc đã ngập tràn nhưng nhiều lúc tôi vẫn ngỡ mình đang nằm mơ”. Hạnh phúc của đôi vợ chồng càng viên mãn hơn sau khi cô con gái xinh đẹp Chu Đặng Thúy Đạt chào đời. Chị Thư bảo: “Ngày mới cưới, anh Tuấn nhiều khi cũng tự ti vì bị người ta dị nghị. Tôi thường động viên anh rằng, người ta nói thế này, thế nọ là điều không thể tránh khỏi, điều quan trọng là bản thân phải vững tâm. Nhiều người khi biết tình yêu của chúng tôi cũng gửi thư thăm hỏi, sẻ chia. Một số người còn tâm sự, nhờ câu chuyện ấy, họ vững tin hơn với lựa chọn của mình bởi trong cuộc đời không phải lúc nào mọi chuyện cũng được như ý muốn”.

NGỌC TÚ

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Xem thêm
Phiên bản di động