Chuyện tình vượt thời gian
27 năm đạp xe về thăm vợ
Đó là câu chuyện về cụ ông Nguyễn Tiến Thục và cụ bà Ngô Thị Thông. Họ kết hôn từ tuổi đôi mươi, tới nay đã có với nhau 6 người con, mấy chục cháu, chắt nội ngoại nhưng ông bà vẫn thích sống riêng để tiện chăm sóc cho nhau.
Trong căn nhà nhỏ đơn sơ, ông Thục đang tất bật giúp vợ chuẩn bị đồ hàng đi buổi chợ chiều. Thấy có khách ghé thăm, ông tạm gác lại công việc, rót chén nước chè mời khách. Khi biết tôi có ý muốn tìm hiểu chuyện của vợ chồng ông, ông cười hiền: “Bà ấy có công chăm sóc bố mẹ, các con tôi nên tôi phải có trách nhiệm chăm sóc bà ấy, phải chu đáo như bà ấy đã làm...”
Ngày ấy, ông mới 20, vẫn còn đang học phổ thông. Bà kém ông một tuổi, vừa tròn 19. Hai người lấy nhau theo sự sắp đặt của hai ông bố, không hề có thời gian tìm hiểu, yêu đương nhưng khi về sống với nhau họ vẫn yêu thương nhau hết mực. Sau khi lấy vợ ông lại tiếp tục công việc học tập. Ngày đó ông theo học ngành sư phạm, sau này lại theo học nông nghiệp, ông là một trong số những sinh viên thế hệ đầu tiên tại trường Đại học Nông nghiệp. Năm 1954, ông về dạy học tại Bắc Ninh. Thương ông một mình vất vả, bà theo ông xuống tận trường, chăm sóc cho ông. Sau năm 1955, ông chuyển công tác về Ty Nông nghiệp Thái Nguyên. Bà lại về nhà thay ông chăm sóc bố, mẹ để ông yên tâm công tác.
Những ngày này, một tay bà quán xuyến việc nhà chồng, chăm sóc bố mẹ chồng, nuôi dạy 6 người con. Bà bươn chải khắp chợ làng, chợ huyện và nhiều miền khác nhau. Mỗi ngày từ ba bốn giờ sáng bà dậy đan thúng, dần, sàng mang đi khắp các chợ làng, chợ huyện gần xa rao bán. Trên chiếc xe đạp cũ, bà rong ruổi không biết bao nhiêu làng xóm mua tóc rối, đổi kẹo mầm. Đó là cả một sự cố gắng hết mình vì gia đình. 6 người con của bà khi học hành cao ở thủ đô đều một tay bà khăn gói đưa đi. Mỗi tháng chính bà lên tiếp tế tiền bạc, chu cấp từng cân gạo và từng đồng nhu yếu phẩm cho các con.
55630
55629
Năm 2006, ông phát hiện mình bị ung thư dạ dày. Lại là một tay bà lo lắng, động viên, an ủi. Nhờ thế mà ông có thêm động lực chiến đấu với căn bệnh quái ác. Tháng 6/2006, ca mổ thành công, ông khỏi bệnh và càng thêm yêu thương, biết ơn người vợ của mình tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. “Tôi phải có phúc lắm mới lấy được bà ấy. Bà ấy là “năm đảm đang” ấy chứ”, ông tự hào nói về người vợ của mình.
Tiếng là vợ chồng nhưng ông bà chẳng mấy khi được ở cùng nhà. Ông công tác tại Ty Nông nghiệp Thái Nguyên suốt từ năm 1955 tới năm 1982 mới về hưu. Suốt mấy chục năm bà ngóng ông trong những lần cuối tuần về thăm nhà ngắn ngủi.
27 năm công tác xa nhà là 27 năm, đều đặn cuối tuần nào ông cũng đạp xe 40km từ Thái Nguyên về thăm bà. Ông bảo: Cứ tới cuối tuần là ông muốn về thăm vợ con để động viên bà ấy vì bà ấy thiệt thòi nhiều quá. Dù ở cách xa nhau nhưng xuất phát từ tâm của mỗi người, ông, bà luôn sống vì người kia. Bà ít nói và nhẹ nhàng: “Tôi ở nhà cố gắng lo chu đáo mọi việc, chỉ biết động viên ông ấy yên tâm làm việc”.
Khi em xa rồi, anh biết yêu thương ai
Đổi lại tình yêu vô hạn, sự hy sinh của bà trong hơn 60 năm qua, sau khi nghỉ hưu ông đã dành tất cả thời gian và tâm sức cho những ngày tuổi già chăm sóc, bù đắp cho bà. Trong trí nhớ bạn bè và người thân, lúc nào ông bà cũng sát cánh bên nhau, nắm tay nhau đi khắp mọi nơi.
Tôi được nghe bà Bảy (82 tuổi) hàng xóm, cũng là bạn bán hàng của bà Thông nói chuyện: Đến cái tuổi “răng long tóc bạc” nhưng hai ông bà tình cảm vẫn còn mặn nồng, son sắc lắm. Chuyện ông ngày ngày đón, đưa bà đi chợ trên chiếc xe đạp cũ đã làm cho người khác phải ngưỡng mộ. Chưa nói tới chuyện ngày nào ông cũng ở nhà lo cơm nước rồi đón bà đi chợ về. Cả tuổi tác và tình cảm của ông, bà đều là những điều xưa nay hiếm.
Sống thọ và hạnh phúc bên nhau, hai cụ trở thành ông tơ bà nguyệt cho các đôi vợ chồng trẻ trong làng. Nhiều tân nương, tân lang đến nhờ ông bà tới trải chiếu đêm tân hôn, hoặc đơn giản hơn xin hai cụ chia sẻ vài lời răn dạy để lấy lộc, hy vọng cuộc sống sẽ hạnh phúc dài lâu.
Chia tay khách, ông xách giúp bà mấy món đồ hàng ra xe chuẩn bị chở bà ra buổi chợ chiều. Hình ảnh hai cụ già bước không còn nhanh, dáng không còn thẳng, mắt không còn tinh, chở nhau trên chiếc xe đạp cũ, bà bám vào ông vững chãi và tin tưởng trên con đường làng Trung Hưng ngoằn ngoèo làm tôi không khỏi xúc động: Có lẽ hạnh phúc bình dị chỉ là thế...
Tôi ra về khi chiều đông đã muộn. Nhưng trong lòng là cảm giác ấm áp và bình yên. Radio nhà ai đó đang phát bản nhạc vui tai: “Em ơi có bao nhiêu. 60 năm cuộc đời. Khi xa em rồi. Anh biết yêu thương ai. Nên khi yêu nhau thì yêu cho trọn kiếp. Em ơi ta sống được bao...”
Lê Ngát
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Vinatex: Phát triển sản xuất kinh doanh, quan tâm chăm lo người lao động
“Chuyến xe Công đoàn - Xuân Ất Tỵ 2025” đến với công nhân lao động khó khăn
UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Tin khác
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08