Sáng tác nhạc cho thiếu nhi: Cần những nhạc sĩ trẻ tâm huyết

Khó có thể kể tên được một bài hát thiếu nhi thực sự ấn tượng trong một vài năm trở lại đây. Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều ý kiến của các bậc phụ huynh, các thầy, cô giáo, những người trong giới, của truyền thông phản ánh tình trạng thiếu hụt này. Song tất cả vẫn chỉ dừng lại ở sự phàn nàn, kêu ca mà chưa thực sự bắt tay vào hành động cụ thể, đúng hướng.
Đừng để khán giả lãng quên
Bài hát yêu thích tháng 7: Tưởng nhớ 3 cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam
10 nhạc sỹ nổi tiếng phổ thơ Ngô Xuân Bính làm đêm nhạc

Lỗi do quảng bá?

“Con cò bé bé. Nó đậu cành tre. Đi không hỏi mẹ. Biết đi đường nào…” – giai điệu bài hát đã nằm lòng bao thế hệ, và qua bao nhiêu năm với bao cuộc đổi thay của đất nước, lứa tuổi thiếu nhi cũng vẫn chỉ biết hát những bài hát cũ bởi âm nhạc nước nhà còn thiếu vắng những bài hát mới gần gũi, đi vào tâm thức các em như vậy. Việc những cô bé, cậu bé còn non nớt nghêu ngao những ca khúc người lớn đã trở thành “chuyện thường ngày”. Theo nhạc sĩ Huy Hùng, hiện chúng ta đang thiếu vắng những nhạc sĩ dành tâm huyết cho lứa tuổi thiếu nhi, mặc dù đội ngũ nhạc sĩ trẻ xuất hiện ngày một đông nhưng số người viết nhạc thiếu nhi lại quá ít ỏi, trong khi các em mới là đối tượng cần được thụ hưởng và định hướng về thẩm mỹ âm nhạc. Thời gian qua, có một số ca khúc thiếu nhi xuất hiện nhưng phần lớn vẫn không tạo được điểm nhấn, ca từ khó hiểu, giai điệu khó hát, khó nhớ nên ít tìm được sự đồng điệu với trẻ nhỏ.

Sáng tác nhạc cho thiếu nhi: Cần những nhạc sĩ trẻ tâm huyết
Nhạc sĩ Phong Nhã, người có nhiều ca khúc hay cho thiếu nhi

Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều ý kiến của các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, những người trong giới, và không ít bài báo, chương trình truyền hình phản ánh tình trạng thiếu hụt này. Song tất cả vẫn chỉ dừng lại ở sự kêu ca, phàn nàn mà chưa thực sự đưa ra được phương hướng cụ thể để khắc phục. Nhạc sĩ Huy Hùng cho rằng, vấn đề ở đây là “lỗ hổng” quảng bá. Ngoài việc cần những nhạc sĩ sáng tác và những nhà sản xuất âm nhạc tâm huyết với dòng nhạc này, chúng ta cần phải có những hành động cụ thể để quảng bá, giới thiệu đến công chúng, cần ngăn chặn sự xâm hại của các loại nhạc lai căng.

Một số nhạc sĩ muốn viết cho lứa tuổi thiếu nhi nhưng để tác phẩm đó đến được với các em cũng như đến gần hơn với khán giả còn một khoảng cách khá xa. Để có được một tác phẩm hoàn thiện, không chỉ đơn thuần là bản nhạc, gồm có giai điệu và lời ca, mà còn phải hòa âm, phối khí cho ca khúc đó rồi tìm ca sĩ thể hiện. Đây là một khoản chi phí khá tốn kém. Tiếp theo làm thế để người nghe biết đến và đón nhận ca khúc mới là điều khó. “Quảng bá ca khúc thiếu nhi nói riêng, cũng như âm nhạc nói chung, cần phải thể hiện ở hướng tích cực, phải có những chương trình hành động cụ thể, lộ trình thích hợp chứ không chỉ có giới thiệu bằng hình thức ghi chép, thu âm, quay hình rồi xếp xó tư liệu”, nhạc sĩ Huy Hùng nói.

Hiện đại cũng phải đi từ gốc

Nếu đổ lỗi cho quảng bá thì cũng chỉ một phần, bởi xã hội ngày nay là thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông đại chúng, đã có nhiều kênh truyền hình với các chương trình giải trí dành cho thiếu nhi ồ ạt ra đời. Không phủ nhận, nhờ các sân chơi truyền hình thực tế, trẻ nhỏ được tiếp cận nhiều hơn với âm nhạc truyền thống như tuồng, chèo, chầu văn – thể loại nhạc dường như là xa xỉ với các cô bé, cậu bé mặt còn búng ra sữa. Những sân chơi như Đồ Rê Mí, The Voice Kids góp phần tìm kiếm được nhiều tài năng âm nhạc nhí, thế nhưng những sân chơi truyền hình này đang có xu hướng lệch chuẩn. Nhiều ca khúc không phù hợp với lứa tuổi trở thành lựa chọn hữu hiệu cho các tài năng nhí. Mặt khác, những động tác bắt chước người lớn quá sớm, cách trang điểm lòe loẹt, trang phục gợi cảm khiến các em đánh mất sự ngây thơ, trong trẻo vốn có của lứa tuổi, và vô tình bị biến thành công cụ kiếm tiền của người lớn.

Cách đây không lâu, đoạn clip hàng trăm học sinh của một trường tiểu học Hà Nội đồng thanh hát bài hát “Chắc ai đó sẽ về” – một bản hit của Sơn Tùng MTP khi được lan truyền trên mạng, đã khiến không ít người ngạc nhiên và suy ngẫm. Với 30 năm tuổi nghề, cô Trần Thị Kim Hoa, giáo viên Trường Tiểu học Hồng Hà nhận xét, những bài hát mới bổ sung trong chương trình sách hát nhạc bậc tiểu học hiện nay không phù hợp. Có những bài nghe trúc trắc, không rõ nhịp phách. Nghe các em hát cứ ngỡ là đọc. Còn theo giáo viên dạy hát nhạc Hoàng Thúy Hằng, cô đã dạy học 20 năm nhưng chương trình trong sách hát nhạc của các em vẫn được duy trì, nhiều bài hát đã quá cũ. Chỉ có sách hát nhạc lớp 4, lớp 5 có thay đổi, thêm thắt vài bài. Nhưng một số bài mới khó hát nên SGK đã có hiệu chỉnh, thay thế bằng những bài khác.

Trao đổi với LĐTĐ về vấn đề này, nhạc sỹ Phong Nhã – người gắn cả phần đời với thiếu nhi, cha đẻ của ca khúc "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng", cho rằng, sáng tác cho thiếu nhi đòi hỏi phải có đội ngũ nhạc sĩ nhiệt tình, say mê, yêu và gắn bó với trẻ. Các bài hát phải gắn với học tập, vui chơi, từ đó mới giáo dục trẻ về các mặt. “Giai điệu mới dù có thể đẹp hơn xưa nhưng vẫn phải gắn với dân tộc. Hiện đại nhưng vẫn phải đi từ cái gốc đó là phương châm mà các nhạc sĩ mới phải theo”, người nhạc sĩ già nhắn nhủ.

Nhạc sĩ Huy Hùng cho rằng, vấn đề ở đây là “lỗ hổng” quảng bá. Ngoài việc cần những nhạc sĩ sáng tác và những nhà sản xuất âm nhạc tâm huyết với dòng nhạc này, chúng ta cần phải có những hành động cụ thể để quảng bá, giới thiệu đến công chúng, cần ngăn chặn sự xâm hại của các loại nhạc lai căng.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động