Rước họa vào thân nếu làm mát theo cách này
Đi bơi là biện pháp vừa nâng cao sức khỏe, vừa giúp giải nhiệt hiệu quả. Ảnh: Chí Cường |
Thận trọng sốc nhiệt khi hạ nhiệt quá nhanh
Một tuần vừa qua, 5 người vừa già vừa trẻ của gia đình chị Đào Thị Hòa (trú tại Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) phải chen chúc nhau trong căn phòng rộng chưa đầy 20m2 chỉ vì một lý do đơn giản, đó là phòng duy nhất trong nhà được lắp máy điều hòa nhiệt độ. Chia sẻ về điều này, chị Hòa cho biết: “Do chưa có điều kiện kinh tế nên nhà tôi mới lắp được một chiếc điều hòa trong phòng 2 con nhỏ ở tầng 2. Còn phòng bà nội cạnh đó và phòng của vợ chồng tôi trên tầng 3 hiện tại chỉ dùng quạt trần và quạt cây để làm mát. Thế nhưng, một tuần nay nắng nóng oi bức quá, có quạt đến mấy cũng không thể ngủ được. Thế nên, cả nhà tôi đành “chui” hết vào phòng có điều hòa, may ra còn có giấc ngủ ngon”.
Tuy nhiên, theo lời chị Hòa, do các con chị đều đang được nghỉ hè, lại không tham gia lớp học ngoại khóa nào nên hầu như các cháu ở nhà 24/24 giờ, đồng nghĩa với việc, ngoài lúc ăn cơm, thời gian còn lại hầu như các cháu “cố thủ” trong phòng ngủ với chiếc điều hòa. Cũng chính vì lẽ đó, 2 ngày nay, con gái 5 tuổi của vợ chồng chị bắt đầu có các triệu chứng sổ mũi, ho và đau rát cổ họng. “Tôi đang rất phân vân, nếu để con tiếp tục nằm phòng điều hòa, có thể con sẽ ốm thêm. Còn nếu “tách” con sang phòng khác, cháu sẽ không ngủ được vì quá nóng với nền nhiệt “như thiêu như đốt” hiện nay”, chị Hòa chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, mùa hè trẻ thường bị sốt cao, viêm họng, đa phần là do thói quen làm mát sai cách của bố mẹ. Theo đó, việc để trẻ nằm điều hòa nhiệt độ với nền nhiệt quá thấp trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể trẻ dễ nhiễm lạnh hoặc bị làm khô các niêm mạc mũi dẫn đến suy giảm sức đề kháng chống lại các virus, vi khuẩn có hại khiến trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, viêm não…
Bên cạnh đó, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thói quen vào ngay phòng điều hòa lạnh; bật quạt số to thổi thẳng vào người hay đi tắm ngay để giúp hạ nhiệt sau khi đi ngoài trời nắng về cũng là những sai lầm gây hại cho sức khỏe. Bởi lẽ, khi đi ngoài trời nắng, cơ thể thường bài tiết nhiều mồ hôi, nếu gặp lạnh đột ngột sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm lạnh hay thậm chí bị “sốc nhiệt” gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, nhất là với những bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp, người già và trẻ nhỏ.
Tương tự, uống nước đá hoặc nước ngọt có gas ngay khi cơ thể đang “bốc hỏa” cũng không phải là một phương pháp giải nhiệt an toàn. Theo ThS.BS Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), sau thời gian đi ngoài trời nắng, nhiều người có cảm giác thèm một cốc nước đá lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có gas để giảm cơn khát. Tuy nhiên, đây là thời điểm không thích hợp để uống các loại nước trên, thậm chí chúng còn gây hại cho cơ thể. Bởi lẽ, trong nước lạnh, các phân tử đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bào. Do đó, sau khi uống, cơn khát vẫn không được giải quyết. Về lâu dài, thói quen này sẽ khiến cơ thể không đủ nước cung cấp cho hoạt động của các tế bào.
Giải nhiệt đúng cách ngày hè
Để tránh “gặp họa” trong thời tiết nắng nóng, các chuyên gia khuyến cáo, sau khi đi dưới nền nhiệt cao hoặc khi vừa vận động mất nhiều sức như chơi thể thao… cần cho cơ thể nghỉ ngơi trước khi tiếp xúc trực tiếp với nền nhiệt quá thấp để hạn chế tình trạng chênh lệch nhiệt độ quá lớn, khiến cơ thể không kịp thích nghi. Ngoài ra, cần biết cách sử dụng các thiết bị làm mát một cách hợp lý, không lạm dụng ngồi trong phòng điều hòa hoặc ngồi trước quạt điện cả ngày; không tắm ngay hoặc ngâm người quá lâu trong nước khi cơ thể đang “bốc hỏa” để tránh bị cảm lạnh, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Để giúp cơ thể “dịu” hơn trong những ngày hè nắng nóng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cần có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo hướng tăng nhóm thực phẩm giàu tính mát và giảm bớt các đồ ăn mang tính nhiệt, cay nóng. Cụ thể, tăng cường một số loại rau xanh giúp làm mát cơ thể như rau đắng, rau má, rau diếp, rau đay, súp lơ, rau dền và các loại nghêu, sò, ốc, hến, tôm nước ngọt, cá lóc, cua đồng, cua biển… Bên cạnh đó, các loại nước uống làm từ đậu xanh, đậu đen, bơ, sắn dây, chanh leo, nước dừa… cũng được coi là những thực phẩm bổ dưỡng giúp cơ thể hạ nhiệt trong những ngày nắng nóng.
Nhóm thức ăn mang nhiều tính nhiệt nên hạn chế sử dụng trong thời tiết nắng nóng có thể kể đến như: Nhãn, xoài, mít, vải, sầu riêng hoặc các trái cây khô; các loại thức ăn nhanh, thức ăn dạng chiên xào, nhiều chất béo; các loại nước ngọt có gas, rượu, cafe…
Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng thường xuyên những thực phẩm có tính hàn trên mà phải sử dụng luân phiên, không nên sử dụng một loại cho nhiều ngày. Những người có tình trạng lạnh bụng, thường đi tiêu lỏng nên thận trọng khi dùng những loại cây cỏ có tính mát, tính hàn, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bên cạnh việc ăn uống điều độ, ưu tiên các loại thực phẩm có tính mát, tăng cường uống nhiều nước, tập luyện thể thao, mặc quần áo thoáng mát, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái, không bị căng thẳng cũng là những phương pháp hạn chế tình trạng cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu trong những ngày hè oi bức. Trong đó, thường xuyên đi bơi là một trong những biện pháp vừa nâng cao sức khỏe, vừa giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè.
Cẩn trọng các bệnh trong mùa nắng nóng Theo các chuyên gia y tế, nắng nóng oi bức là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây nên các bệnh như tiêu chảy cấp, thương hàn, viêm gan, dịch tả... Do đó, cần thận trọng khi sử dụng các loại đồ ăn, thức uống giải nhiệt bày bán tràn lan ngoài vỉa hè. Các thức ăn này nếu được chế biến từ các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, hoặc sử dụng quá hàm lượng phụ gia cho phép sẽ dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc cho người sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất nên chọn các quán ăn sạch sẽ có uy tín, thực phẩm đảm bảo vệ sinh và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. |
Theo Mai Thùy/ Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38