Rạng sáng nay, 17 người chết và mất tích vì mưa lũ ở Sơn La, Yên Bái

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết, mưa lũ ở Lào Cai, Sơn La lúc rạng sáng nay (3/8) đã làm 17 người chết và mất tích...  
rang sang nay 17 nguoi chet va mat tich vi mua lu o son la yen bai Chủ động triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ tại Bắc Bộ
rang sang nay 17 nguoi chet va mat tich vi mua lu o son la yen bai Sơn La: 4 người chết, 19 nhà dân bị sạt lở sau ba đợt mưa lũ
rang sang nay 17 nguoi chet va mat tich vi mua lu o son la yen bai Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Theo đó, thông tin ban đầu qua điện thoại từ Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Yên Bái và Sơn La, mưa lớn xảy ra trên địa bàn các tỉnh đêm 02/8, rạng sáng 03/8 đã làm 05 người chết, trong đó Yên Bái 1, Sơn La 4. Trong khi đó, 12 người hiện đang mất tích (Yên Bái 8 người; Sơn La 4 người).

Mưa lũ cũng làm 72 nhà bị sạt lở, cuốn trôi, sạt lở khoảng 200 m3 quốc lộ 32 gây tắc đường (Yên Bái). Hiện địa phương vẫn đang tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại và sẽ có báo cáo chính thức sau.

rang sang nay 17 nguoi chet va mat tich vi mua lu o son la yen bai
Lũ ống, lũ quét đã làm thiệt hại nặng nề ở Yên Bái - ảnh: Báo Yên Bái

Còn theo báo cáo nhanh ngày 2/8/2017 của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh: Bắc Kạn, Lai Châu và Điện Biên, mưa dông xảy ra từ 01-02/8 trên địa bàn các tỉnh làm 1 người chết do sét đánh (bà Bàn Thị Mùi, sinh năm 1973, tại thôn Phiềng Khít, xã Thương Ân, Bắc Kạn); 2 người mất tích (trên đường đi làm nương bị đất đá sạt lở vùi lấp ở bản Cô Lô Hồ, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu, hiện các lực lượng đang triển khai tìm kiếm).

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân, huy động lực lượng tại chỗ giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả, ổn định đời sống; tổ chức xử lý tạm thời thông tuyến các đoạn đường bị sạt lở.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ, nên ngày 02/8 khu vực Tây Bắc, Việt Bắc đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Dự báo, từ ngày 3/8 đến hết ngày 6/8, ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn từ 150-250mm, một số nơi trên 250mm; các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng từ 100-150mm, có nơi trên 200mm; các nơi khác ở Bắc Bộ dưới 100mm; thời gian mưa lớn xảy ra tập trung về đêm và sáng. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.

Cảnh báo sạt lở đất và lũ quét trên các sông suối nhỏ có khả năng xảy ra tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt tại các huyện: Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ, Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu); Mường Lay, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Ảng; Tuần Giáo (Điện Biên); Quỳnh Nhai, Mường La, Yên Châu (Sơn La); Bát Xát, SaPa, Văn Bàn (Lào Cai); Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Vị Xuyên (Hà Giang); Văn Lãng, Văn Quan (Lạng Sơn); Phục Hòa, Thạch An (Cao Bằng). Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2.

Hồ Hòa Bình tiếp tục xả lũ

Trong khi đó, lưu lượng đến hồ Lai Châu, Sơn La đã tăng nhanh trong ngày 02/8 và đang giảm chậm (lưu lượng lớn nhất đến hồ Lai Châu 8.140m3/s, lúc 12h ngày 2/8; đến hồ Sơn La 9.864m3/s, lúc 17h ngày 02/8). Dự báo 24 giờ tới, lưu lượng đến hồ Lai Châu ở mức 4.200 m3/s; đến hồ Sơn La ở mức 7.500m3/s.

Hiện nay, mực nước sông Lô và sông Thao đang biến đổi chậm. Mực nước hạ lưu sông Hồng đang xuống, lúc 7h00 ngày 03/8 mực nước tại Hà Nội là 3,18m. Mực nước các sông trên hệ thống sông Thái Bình đang biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thủy triều, lúc 7h00 ngày 03/8 mực nước tại Phả Lại là 0,92m.

Dự báo, mực nước sông Lô, sông Thao và sông Hồng tiếp tục biến đổi chậm. Đến 7h00 ngày 04/8, mực nước tại Hà Nội có khả năng ở mức 3,35m. Mực nước các sông trên hệ thống sông Thái Bình tiếp tục biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thủy triều, đến 19h00 ngày 03/8, mực nước tại Phả Lại có khả năng ở mức 1,30m.

Với các sông Nam Bộ, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang xuống theo triều, mực nước cao nhất ngày 02/8, trên sông Tiền tại Tân Châu: 2,88m, trên sông Hậu tại Châu Đốc: 2,11m.

Dự báo trong 1-2 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống sau đó lên lại theo triều. Đến ngày 06/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 3,05m; tại Châu Đốc ở mức 2,35m.

Hiện các hồ chứa đang đóng toàn bộ các cửa xả đáy, có 05/06 đơn vị đề xuất phương án giữ nguyên hiện trạng đóng các cửa xả đáy, riêng Viện Cơ học đề xuất mở 2 cửa xả đáy hồ Hòa Bình, trong đó 1 cửa lúc 07h ngày 3/8 và 1 cửa lúc 13h ngày 3/8.

Về hồ chứa thủy lợi, theo báo cáo ngày 02/8/2017 của Vụ Quản lý công trình Thủy lợi và An toàn đập, nhìn chung, các hồ chứa nước được vận hành cấp nước theo đúng quy trình điều tiết, tình hình tích nước tại các hồ chứa hiện nay cụ thể như sau: Trung bình các hồ ở khu vực Bắc Bộ ở mức 55-70% dung tích thiết kế, khu vực Bắc Trung Bộ ở mức 70-75%, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ở mức 60-75% và Đông Nam Bộ trung bình ở mức 45-55%.

Hiện tại các hồ chứa đang được vận hành theo đúng quy trình điều tiết và trực theo dõi diễn biến mực nước, hiện trạng công trình 24/24h.

Trước thực tế trên, ngày 02/8/2017, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đã có công văn số 339/TWPCTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đề nghị theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thông báo đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động các biện pháp ứng phó mưa, lũ và sạt lở đất.

Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN Trung ương yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chỉ đạo các cơ quan chức năng có các biện pháp chủ động ứng phó mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất; trong đó các tỉnh Phú Thọ, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai đã có công điện, thông báo gửi các Sở, ban, ngành và địa phương sẵn sàng các biện pháp ứng phó.

Theo Xuân Hưng/Vnmedia

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động