Quyền cơ bản của mỗi công dân
Dự thảo luật báo chí (sửa đổi): Bất cập về biên chế lương ở các cơ quan báo chí | |
Thay đổi đối tượng được thành lập cơ quan báo chí | |
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Báo chí |
Nâng cao nhận thức của công dân vềquyền tiếp cận thông tin
Trong văn bản luật sửa đổi một số điều luật của Luật Báo chí năm 1999, nhiều điều luật đã được bổ sung để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân. Tại Hiến pháp 2013, luật này được quy định rõ ràng, cụ thể hơn thông qua Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tuy nhiên, hầu hết trong các văn bản được dự thảo lại mang tính chất quản lý báo chí hơn là đề cập đến quyền lợi này của công dân.
Trong một nghiên cứu của MEC được tiến hành tại Việt Nam cho thấy người dân chưa hoàn toàn hiểu những quyền này của mình: Chỉ 25% các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo được trả lời đúng hạn mà trong số này có đến 3/4 là thông tin hứa hẹn không cụ thể.
Đối với nhà báo, phóng viên thì việc bị cản trở tác nghiệp, thậm chí đe dọa, hành hung... cũng chiếm 80%.Cũng theo khảo sát, chỉ một số địa phương trên các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mới được trang bị các phương tiện thông tin truyền thông. Còn các tỉnh, thành khác thì hầu như không xuất hiện. Nguyên nhân do thiếu cơ sở hạ tầng dẫn đến quyền tiếp cận thông tin của công dân bị hạn chế.
Hội thảo thu hút được đông đảo sự quan tâm của giới báo chí |
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể nâng cao nhận thức của công dân về quyền tự do tiếp cận thông tin và tự do báo chí của mình. Nhà báo Mai Phan Lợi - Chủ tịch Hội đồng khoa học của MEC - nhấn mạnh: “Mục tiêu chính là phải đảm bảo cho công dân được tham gia vào các hoạt động báo chí; báo chí là diễn đàn của nhân dân, là công cụ để cùng tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Luật Báo chí cần bảo đảm tính khả thi; xây dựng cơ chế phán quyết đảm bảo tính khách quan, vô tư”.
Còn bà Nguyễn Thị Kim Thoa – Vụ trưởng Vụ pháp luật hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) cho rằng: Mỗi địa phương từ cấp phường, xã cần trang thông tin riêng để nhân dân có thể dễ tiếp cận và thực hiện quyền tự do báo chí qua việc chia sẻ thông tin, tự do ngôn luận trên các trang web, mạng xã hội…
Mỗi công dân là một nhà báo
Theo báo cáo về nghề viết tự do, tại Mỹ có khoảng 53 triệu người làm công việc của nhà báo tự do - chiếm 34% số người viết báo. Tại EU, có khoảng 10 triệu nhà báo tự do đang hành nghề và số lượng có xu hướng tăng lên. Còn tại Việt Nam, không có số liệu thống kê chính thức nào cho thấy nghề đặc biệt này đang hoạt động.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin truyền thông sẽ giúp cho các cây bút tự do phát triển. Phương pháp viết tin, truyền tin và nghe phản hồi sẽ được tương tác hai chiều. Thông qua các thiết bị công nghệ, công dân có thể chia sẻ những bài viết ngắn, nhưng mang những thông tin đáng giálại có thể gây được sự chú ý nhiều hơn những bài dài trên báo in, báo mạng.
Với quan niệm hiện nay, nghề viết tự do chưa được coi là một nghề, muốn tiếp cận những thông tin quan trọng thì đòi hỏi người viết phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan quản lý như thẻ nhà báo, thẻ phóng viên… Quy định này làm mất đi một phần quan trọng của việc đưa tin do các nhà báo công dân có thể đảm nhiệm.
Cung cấp thông tin là công việc của người làm báo. Bên cạnh đó, công dân cũng được thể hiện quyền tự do báo chí, đó là tự phối kiểm để thông tin được chính xác, thậm chí vào cuộc điều tra rồi cung cấp thông tin cho báo chí qua các hình thức như đơn thư phản ánh của bạn đọc, những comment sau những bài báo mạng đề bày tỏ quan điểm...
Với những đề tài nóng bỏng, những bài viết sâu sắc thể hiện quan điểm cá nhâncủa công dân gửi tới đã được chọn và đăng tải. Nhiều bài báo đã ra đời từ ngòi bút của công dân, có sức hút với xã hội, gây hiệu ứng tích cực trong dư luận.
Những ý kiến đóng góp, trao đổi của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động trong lĩnh vực báo chí và những người trong cuộc đã làm sáng tỏ cho công chúng hiểu cụ thể hơn và từ đó đưa ra nhữngđịnh hướng đúng đắn về tầm quan trọng của Quyền Tiếp cận thông tin và Quyền Tự do báo chí của công dân. Bên cạnh đó, các ý kiến đưa ra đều nhấn mạnh vào vai trò quản lý, chủ động cung cấp thông tin của Nhà nước và sự tham gia, đóng góp của công dân vào hoạt động của báo chí.
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08