Quy hoạch xây dựng đô thị: Phải gắn với phát triển cây xanh

Trong quy hoạch phát triển Thủ đô về hạ tầng đô thị, quan điểm nhất quán của thành phố Hà Nội là chọn phương án quy hoạch đầu tư xây dựng vừa bảo tồn được cây xanh hiện có vừa trồng mới thêm, với mục tiêu tăng tỷ lệ cây xanh trên đầu người để cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe nhân dân.
phai gan voi phat trien cay xanh Ưu tiên hàng đầu là bảo tồn cây xanh
phai gan voi phat trien cay xanh Duy trì không gian xanh là yếu tố sống còn

Xây dựng hạ tầng để đáp ứng nhu cầu phát triển

Theo thống kê, Hà Nội hiện có trên 7 triệu người cư trú, riêng nội thành đã có 3,2 triệu dân. Còn về phương tiện giao thông, Hà Nội hiện có gần 6 triệu ô tô, xe máy các loại, trong đó xe buýt chưa tới 1.700 chiếc, chiếm khoảng 0,003%; taxi khoảng 30.000 chiếc, khoảng 0,05% tổng lượng phương tiện.

Thời gian qua, Thành phố cũng đã hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm như đường cao tốc trên cao đoạn từ phía Nam cầu Thanh Trì đến cuối đường Phạm Hùng, tuyến đường Lê Đức Thọ đến đường 70, tuyến đường nối đường Nguyễn Văn Cừ với đường Cổ Linh … góp phần làm giảm đáng kể ùn tắc giao thông, tạo bộ mặt giao thông hiện đại. Tuy nhiên, thực trạng hạ tầng giao thông, vận tải hành khách công cộng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu đi lại nên đã và đang khiến Hà Nội gặp nhiều thách thức trước áp lực giao thông gia tăng từng ngày.

phai gan voi phat trien cay xanh
TP Hà Nội không có chủ trương về giải tỏa, thay thế 4.000 cây xà cừ. Ảnh Phạm Hùng

Trong đó, tuyến đường vành đai 3 là trục giao thông huyết mạch của TP Hà Nội, có vai trò hết sức quan trọng trong giao thông liên tỉnh qua Hà Nội cũng như phục vụ cho việc đi lại trong nội đô Thành phố. Tuy nhiên, theo ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đoạn Phạm Văn Đồng (từ cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long) hiện vẫn là đường cũ, mặt cắt ngang từ 23 đến 25m, với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, các nút giao thông đồng mức, mật độ lưu thông dày đặc với lưu lượng xe thuộc loại cao nhất của Thành phố.

Vì vậy tuyến đường này trở nên quá tải nghiêm trọng, ùn tắc diễn ra gần như cả ngày tại các điểm giao Hoàng Quốc Việt, đường ngang Học viện Tài chính và đáng ngại hơn cả là các đường ngang Tân Xuân, Cổ Nhuế, công viên Hòa Bình... “Vì vậy, việc thi công mở rộng tuyến đường huyết mạch này là yêu cầu cấp thiết và tất yếu của Thành phố, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Việc thực hiện dự án theo đúng quy hoạch và thiết kế được phê duyệt, đảm bảo đúng tiến độ đề ra là hết sức cần thiết” - ông Phong nhấn mạnh.

Ông Võ Nguyên Phong cho biết, TP Hà Nội quyết tâm triển khai xây dựng tuyến Phạm Văn Đồng thuộc vành đai 3, đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long với 2 dự án đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt. Thứ nhất là dự án đầu tư mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nội Bài, Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội, khởi công tháng 10/2016, dự kiến hoàn thành phần đường xong trước tết nguyên đán 2018. Thứ hai là dự án đầu tư cầu cạn cao tốc đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3, Chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải, sử dụng vốn vay của Chính phủ Nhật Bản.

Thời gian khởi công năm 2017, dự kiến hoàn thành quý IV/2019. Sau khi dự án hoàn thành sẽ kết nối với các tuyến QL.1, QL.5, QL.6, QL.32 với sân bay quốc tế Nội Bài góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông cho Thủ đô, từ đó sẽ giảm tải cho đường Phạm Văn Đồng hiện tại, giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông.

Ưu tiên hàng đầu là bảo tồn cây xanh

Theo ông Võ Nguyên Phong, để triển khai dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng, chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải đã giải phóng mặt bằng, giải tỏa 884 hộ dân, 57 đơn vị, công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong chỉ giới đường đỏ của dự án. Ngoài ra, trên tuyến đường này có một số lượng cây xanh đáng kể cần phải tính toán, xử lý phục vụ công tác triển khai làm đường.

TP Hà Nội rất quan tâm đến vấn đề này và sớm giao đơn vị tư vấn là Tổng công ty tư vấn Giao thông vận tải TEDI của Bộ Giao thông vận tải xây dựng tiêu chí, phương án di chuyển, giải tỏa cây xanh. Phương án do TEDI lập và thống nhất với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội là dịch chuyển, giải tỏa, cắt tỉa cây xanh trên tuyến với tổng số 1.315 cây nằm trong phạm vi mở đường, các đường dẫn lên xuống đường trên cao. Trong đó, giữ nguyên vị trí 142 cây, dịch chuyển 158 cây và phải giải tỏa, chặt hạ 1.015 cây.

Nhận thấy việc giải tỏa và di chuyển cây xanh khi thực hiện dự án cần tiếp tục rà soát đánh giá, phân tích phương án nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và làm tốt công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong xã hội, Sở Xây dựng đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội hoàn thiện hồ sơ phương án dịch chuyển, giải tỏa cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng: xác định các tiêu chí về giải tỏa, dịch chuyển cây xanh; xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động khi triển khai…

“Đến nay những thông tin về nhu cầu, số liệu dịch chuyển, giải tỏa cây xanh trên tuyến đường này mới là theo phương án đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ dự án đưa ra” – ông Phong khảng định.

Hiện TP Hà Nội đang tập trung trồng mới cây xanh, phấn đấu đến năm 2020 trồng mới trên 1 triệu cây xanh, đưa tỉ lệ cây xanh bình quân đầu người lên 10m2 (So với 7,18 m2/người năm 2015). Trong năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017, TP đã trồng được gần 300.000 cây, trong đó có 35.000 cây đường kính lớn góp phần làm cho diện mạo Thủ đô thêm xanh, sạch, đẹp.

Thông tin thêm về dự án, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, theo quy định của pháp luật, việc cấp phép dịch chuyển, giải tỏa cây xanh là một thủ tục hành chính được UBND TP phê duyệt. Giám đốc Sở Xây dựng nhấn mạnh: Quan điểm nhất quán của lãnh đạo Thành phố trong phương án đầu tư xây dựng là tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước. Trong trường hợp bắt buộc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án phải được tính toán chặt chẽ, chọn phương án tối ưu với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn, di chuyển dù có thể phát sinh chi phí. Trong điều kiện không thể dịch chuyển mới thực hiện giải pháp giải tỏa, chặt hạ.

“Với công nghệ mới hiện nay, chúng tôi khẳng định đánh chuyển và sống được nhiều, tỷ lệ trên 90%” - ông Lê Văn Dục cho biết.

Đối với số cây phải xử lý trong dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng, Thành phố giao các cơ quan, đơn vị có liên quan lên danh sách, hồ sơ cây xanh, phương án cụ thể đối với từng cây, có sự giám sát chặt chẽ việc xử lý cây xanh khi di dời hay chặt hạ. Đặc biệt, Thành phố yêu cầu cao hơn về quy hoạch cảnh quan kiến trúc, cây xanh được trồng mới trên tuyến này, phải tương đương hệ thống cây xanh đã được trồng theo mô hình trên tuyến đường Võ Chí Công.

Cụ thể: Tầng cây cao có 1.547 cây gồm các loại: giáng hương, bàng Đài Loan, cọ dầu, ban hoàng hậu … Tầng cây bụi là 4.649 cây các loại, gồm đại sứ, tường vi, ngọc bút, dâm bụt, hoa giấy … Tầng thảm cỏ, cây thảm lá màu là 60.772m2, gồm cây dương xỉ, ngọc trai, muống nhật, lan dẻ quạt …

Như vậy, việc thiết kế cây xanh trồng mới tại dự án đường vành đai 3 bằng các loại cây đa dạng chủng loại, thành 3-4 tầng, góp phần cải thiện môi trường không khí, giảm tiếng ồn và chi phí duy trì, giữ ẩm và tạo màu xanh nhằm tạo ra một hệ thống cảnh quan đẹp, hiện đại, phù hợp và đồng bộ với các dự án trên trục giao thông có giá trị thẩm mỹ cao, tạo được dấu ấn và những nét đặc trưng cho Thủ đô.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam. Theo đó, Vinhomes Ocean Park 2 sẽ là nơi đầu tiên trong toàn chuỗi đô thị Vinhomes triển khai, tiên phong mở ra mô hình dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế ngay trong lòng các khu đô thị tại Việt Nam.
7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố Quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân, Đảng Quận ủy và Công đoàn cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) quận, thành lập mới Công đoàn cơ sở trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ quận.
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản.

Tin khác

Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

(LĐTĐ) Mặc dù đã được các lực lượng nhanh chóng đưa từ hầm ga lên, tuy nhiên, cả ba nạn nhân đều đã tử vong.
Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

(LĐTĐ) UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành văn bản về việc thay đổi thời gian tổ chức thực hiện kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung).
Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị chính quyền các quận huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị liên quan không tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đối với các đơn vị chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Sở GTVT Thành phố.
Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

(LĐTĐ) Năm 2024, quận Ba Đình có 49 dự án với tổng diện tích 24,06 ha được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đã xuống cấp, không bảo đảm quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, không đáp ứng tiêu chí đô thị… Bài toán cải tạo, xây dựng chợ không phải là mới nhưng vẫn là khó giải khi chưa thể hài hòa hết lợi ích của các bên.
Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

(LĐTĐ) Chung cư cũ vốn là sản phẩm khá kén khách bởi thời gian xây dựng đã lâu, diện tích nhỏ, thiếu tiện tích sinh hoạt và xuống cấp. Tuy vậy, cùng với cơn sốt của thị trường chung cư nói chung, loại hình nhà ở này bỗng nhiên lại được nhiều người quan tâm, kéo theo giá bán tăng lên từng ngày.
Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ đã tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông..., phục vụ Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Công an quận Hai Bà Trưng đã bố trí lực lượng phân luồng chống ùn tắc giao thông, nhất là địa điểm tổ chức, tuyến đường liên quan các hoạt động của lễ hội...
Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 nhà ở xã hội vào năm 2030

Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 nhà ở xã hội vào năm 2030

(LĐTĐ) Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết, theo đề án phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ phấn đấu đầu tư khoảng 172.735 căn nhà ở xã hội, với tổng diện tích đất khoảng 613,3ha, diện tích sàn xây dựng ước đạt 9.521.462m2.
Xem thêm
Phiên bản di động