Quận Thanh Xuân chủ động ngăn chặn dịch sốt xuất huyết
Đuổi muỗi với 5 mẹo đơn giản | |
Số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh |
Theo số liệu từ Sở y tế Hà Nội, tính đến đầu tháng 6 trên địa bàn Thành phố (TP) Hà Nội đã có hơn 1.200 người mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, có 1 trường hợp tử vong. Điều đáng lo ngại, là số người mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng (tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2016).
Đơn cử như quận Thanh Xuân, một trong khu vực trọng điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết. Với đặc điểm của địa bàn vùng trũng, lại là tâm điểm giữa vòng vây của các quận điểm nóng về dịch bệnh như Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đông… nên nguy cơ quận Thanh Xuân xuất hiện vùng ổ dịch trên diện rộng càng cao.
Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết lây lan, sáng 18/6, Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân đã tổ chức chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2017 đồng loạt tại các phường trên địa bàn.
Cán bộ y tế quận Thanh Xuân phun hóa chất vệ sinh môi trường. |
Tham gia chiến dịch, các cán bộ trạm y tế các phường, tổ trưởng các tổ dân phố đã thực hiện việc tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh bệnh tới từng hộ dân. Thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng như: loa truyền thanh, phát tờ rơi, khẩu hiệu tuyên truyền…Cũng trong chiến dịch, các cán bộ y tế đã gõ cửa từng hộ dân, hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường tại các hộ gia đình.
Cùng với công tác tuyên truyền, Trung tâm Y tế quận cũng chủ động giám sát và xử lý trực tiếp những ổ dịch cũ và triển khai các chiến dịch phun hóa chất chủ động phòng chống dịch. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế quận còn trang bị 4 máy phun hóa chất hiện đại, 1 máy phun tồn lưu, 1 bình phun tay và đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất diệt côn trùng. Đồng thời thành lập 2 đội chống dịch cơ động, 1 đội diệt bọ gậy chuyên nghiệp với 41 nhân viên y tế, để có thể ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến bất thường.
Theo ghi nhận của phóng viên tại nhiều địa điểm trên địa bàn quận, hầu hết các hộ gia đình, khu dân cư đã tiến hành dọn dẹp, vệ sinh cảnh quan môi trường tương đối sạch sẽ. Cán bộ y tế phun thuốc diệt muỗi nhanh chóng đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết người dân nhận thức rõ mối nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và thực hiện theo sự hướng dẫn của các cán bộ y tế khá đầy đủ.
Chia sẻ với phóng viên, bác Vương Đắc Vân (tổ 16, Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân) cho biết: “Việc giữ gìn vệ sinh môi trường cho gia đình và xung quanh là ý thức và trách nhiệm của mỗi người. Khi Trung tâm y tế Quận thông báo lịch phun thuốc hóa chất, gia đình tôi dậy từ sớm, di tản cháu nhỏ, để chờ cán bộ y tế thực hiện biện pháp diệt muỗi theo quy định”.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Thanh Xuân vẫn còn tồn tại không ít khó khăn. Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Trần Thị Kim Oanh, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân cho biết, trước sự bất ổn của thời tiết, mưa giông nhiều là điều kiện thuận lợi bọ gậy, muỗi có môi trường thuận lợi sinh sôi phát triển mang theo mầm bệnh. Bên cạnh đó, Thanh Xuân là một quận đang trong quá trình đô thị hóa nhanh. Khá nhiều công trường đang xây dựng, các dự án xây chung cư, nhà cho thuê thu hút nhiều người dân nơi khác đến sinh sống, lao động…
"Việc vệ sinh sinh hoạt còn chưa được nhiều người quan tâm. Việc sử dụng nước sạch, dụng cụ chứa nước, ngâm bể còn chưa tốt, tạo nhiều nơi nước đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi lây truyền bệnh dịch nguy hiểm”, bác sĩ Oanh cho biết.
Do đó, để chủ động trong công tác phòng chống dịch, ngành y tế quận Thanh Xuân tiếp tục cần sự phối hợp hỗ trợ từ các cấp, cùng sự tham gia tích cực, nghiêm túc của người dân trong việc phòng chống dịch hiệu quả. Theo khuyến cáo của bác sĩ Trần Kim Oanh, bệnh sốt xuất huyết là bệnh dịch nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị triệt để nhưng có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bởi vậy người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, Mỗi người cần chủ động giữ gìn vệ sinh môi trường sống của gia đình và xung quanh. Nếu có nghi vấn, biểu hiện của bệnh hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời. Đặc biệt, khi phát hiện có bệnh, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc và điều trị tại nhà, để tránh nguy hại đến sức khỏe và lây lan bệnh cho người thân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00