Dự thảo Luật Chăn nuôi

Quan tâm đến hộ chăn nuôi nhỏ lẻ

Luật Chăn nuôi quy định về quản lý các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi động vật cảnh và động vật hoang dã gây nuôi; xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi; trách nhiệm quản lý nhà nước về chăn nuôi...
tin nhap 20180725085451 Toàn văn Luật An ninh mạng
tin nhap 20180725085451 Quốc hội thông qua Luật Thể dục, thể thao
tin nhap 20180725085451 Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Theo báo cáo thẩm tra dự án Luật Chăn nuôi của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Ủy ban KH,CN&MT) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, ngành chăn nuôi nước ta thời gian qua đã có bước phát triển vượt bậc, sản lượng sản phẩm chăn nuôi đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn từ 2005 đến hết năm 2017.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều vấn đề như nhỏ lẻ, chăn nuôi quy mô hộ gia đình còn chiếm tỷ lệ cao (60-70%), khó áp dụng công nghệ hiện đại, kiểm soát dịch bệnh và phát huy lợi thế của từng vùng còn gặp nhiều khó khăn; phần lớn chưa sản xuất theo chuỗi khép kín nên khó khăn trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm…; môi trường chăn nuôi chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ; việc xử lý và sử dụng chất thải trong chăn nuôi còn chưa thực sự hợp lý; thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; thiếu đồng bộ trong cơ cấu chăn nuôi và giữa chăn nuôi với trồng trọt, thủy sản…

Trong khi đó, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi ngành chăn nuôi phải đáp ứng yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu phải có chất lượng cao với giá thành hợp lý, đủ sức cạnh tranh, do đó, Luật Chăn nuôi cần quy định rõ việc quản lý, phát triển bền vững của ngành theo hướng sản xuất hiện đại, theo chuỗi, chú trọng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

tin nhap 20180725085451
Theo dự thảo Luật Chăn nuôi, cần phải quan tâm đặc biệt đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (Ảnh: Thoibaonganhang.vn)

Dự thảo Luật quy định một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, về chính sách của Nhà nước về chăn nuôi, về quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, quản lý hoạt động chăn nuôi, quản lý môi trường, chất thải trong chăn nuôi, quản lý động vật bán hoang dã gây nuôi, động vật cảnh, quản lý Nhà nước trong chăn nuôi…

Về quản lý thức ăn chăn nuôi, đa số ý kiến thẩm tra của Ủy ban KH,CN&MT nhất trí với việc cần phải quản lý thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc việc quy định về kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu để tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây phiền hà cho DN; đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm về quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Theo đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh sửa quy định về quản lý, về điều kiện của cơ sở sản xuất, về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng thức ăn chăn nuôi.

Việc sử dụng chất kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để trị bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật về thú y. Tồn dư kháng sinh, hóa chất trong sản phẩm chăn nuôi vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, do đó, Ủy ban KH,CN&MT nhất trí với các nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh quy định tại Điều 34 của dự thảo luật.

Tuy nhiên, Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, giải trình cơ sở khoa học của quy định chỉ sử dụng tối đa 2 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi; đồng thời chỉnh sửa các quy định về nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh cho rõ ràng, khả thi hơn.

Về quản lý hoạt động chăn nuôi, Ủy ban KH,CN&MT cho rằng, các quy định về hoạt động chăn nuôi trong dự thảo luật cần tạo cơ sở pháp lý để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng để phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tiên tiến và hạn chế dần việc chăn nuôi nhỏ lẻ, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

Để đảm bảo phát triển chăn nuôi an toàn, hạn chế tác động của dịch bệnh thì việc quản lý điều kiện cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm giống vật nuôi là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét quy định về điều kiện cơ sở chăn nuôi và cơ sở sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng (Điều 38 và Điều 39) cho phù hợp hơn với từng đối tượng vật nuôi, quy mô vật nuôi, mật độ chăn nuôi và địa điểm chăn nuôi.

Đối với quy định về việc đăng ký, kê khai chăn nuôi, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này để không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính và cần quy định phù hợp với từng loại hình, đối tượng chăn nuôi, số lượng vật nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ ở khu vực vùng sâu, vùng xa và đối tượng nuôi di động; quy định cụ thể hơn quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi đăng ký, kê khai chăn nuôi tại Điều 52 và Điều 53 dự thảo luật.

Về cơ chế chính sách cần phải quan tâm đặc biệt đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Bởi đảm bảo các hộ chăn nuôi phát triển sẽ góp phần đảm bảo đời sống an sinh xã hội. Trong thời gian gần đây, giá lợn tăng nhưng chỉ các DN có tiềm lực được hưởng lợi còn số người chăn nuôi nhỏ lẻ được hưởng lợi không nhiều. Vì vậy, về cơ chế chính sách nhất là vốn tín dụng ưu đãi cần tập trung để hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn trở lại...

Dự thảo luật gồm 8 chương, 65 điều, nội dung dự thảo luật có nhiều quy định mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước và yêu cầu hội nhập quốc tế về chăn nuôi. Hồ sơ dự án luật được chuẩn bị đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa X có ý rất nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển nguồn lực địa phương. Đặc biệt kỳ họp sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

(LĐTĐ) Năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động