Quản lý trật tự đô thị: Quyết liệt không để tái phạm

(LĐTĐ) Tình trạng vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội thời gian gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Thực tế cho thấy, công tác quản lý trật tự đô thị luôn là vấn đề khó, nhất là tại đô thị đông dân, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Và để duy trì hiệu quả công tác này, việc thực hiện kiểm tra, đôn đốc, xử lý, giải quyết vi phạm cần được thực hiện thường xuyên, kiên trì, bài bản ngay từ cấp cơ sở. 
quan ly trat tu do thi quyet liet khong de tai pham Đảm bảo công tác quản lý trật tự đô thị
quan ly trat tu do thi quyet liet khong de tai pham Phường Mộ Lao ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý trật tự đô thị
quan ly trat tu do thi quyet liet khong de tai pham Đan Phượng thí điểm thành lập đội quản lý trật tự đô thị huyện

Cần xử nghiêm để nâng cao ý thức

Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, hàng loạt các công trình nhà ở gia đình, tổ hợp văn phòng kết hợp nhà ở, chung cư mini, trường học... được xây dựng mỗi ngày. Song song với quá trình phát triển, hiện tượng vi phạm về trật tự đô thị như: Dán tờ rơi quảng cáo bừa bãi, dừng đỗ phương tiện trước biển cấm, hàng rong quán cóc lấn chiếm… vẫn tái diễn.

quan ly trat tu do thi quyet liet khong de tai pham
Các lực lượng chức năng xử lý và chấn chỉnh các vi phạm về trật tự đô thị trên trục đường Giảng Võ. Ảnh: Luyện Đinh

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, tại một số trục đường thuộc Tổ dân phố Hà Trì 1, 2, 3… thuộc phường Hà Cầu, quận Hà Đông vẫn xuất hiện những mẫu quảng cáo về bán đất, cho vay tiền… với nhiều số điện thoại in màu xanh, đỏ, đen dán nối nhau chi chít trên tường, cột điện. Đáng nói, hành vi làm nhếch nhác đô thị này từ lâu đã bị cơ quan chức năng “tuýt còi”, có chế tài xử phạt. Tuy nhiên, bất chấp việc bị cấm, một số cá nhân thiếu ý thức vẫn nhân lúc vắng bóng lực lượng chức năng để dán, bôi bẩn phố phường.

Có phần nghiêm trọng hơn là tình trạng dừng đỗ xe bừa bãi ngay dưới biển cấm. Theo ghi nhận của phóng viên thời điểm giữa tháng 1, tại một số trục đường như: Phố Cầu Mới thuộc địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội), đường Giáp Nhất, Thượng Đình (quận Thanh Xuân), đường Nguyễn Thượng Hiền (quận Hai Bà Trưng), đường Nguyễn Trãi… dù ngay đầu đường đã được cắm biến cấm dừng đỗ song nhiều ô tô vẫn ngang nhiên vi phạm.

Trong năm 2018, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP Hà Nội, các cơ quan chức năng đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về trật tự đô thị. Nhờ đó, trong năm 2018, tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến tích cực.

Cụ thể, các lực lượng đã tổ chức xóa 170/213 chợ cóc, chợ tạm; tiếp tục triển khai giải tỏa 43 chợ cóc, chợ tạm. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường rà soát, kiểm tra các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên các tuyến phố.

Năm 2019, Hà Nội đã xác định lấy việc đẩy mạnh và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đưa hệ thống chính trị vào cuộc, vận động để người dân biết và chấp hành các quy định của pháp luật là một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện. Nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực, ngăn chặn phát sinh những vi phạm mới, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch, theo giấy phép xây dựng tại các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở…

Riêng với các vi phạm như tái diễn chợ tạm, chợ cóc, các hành vi vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường… theo ghi nhận dù các cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc song hiện tượng này vẫn chưa dứt điểm. Đáng chú ý, để triệt để vấn nạn này cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn nhất định.

Chẳng hạn, hiện để xử lý các hành vi vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, các lực lượng chức năng sẽ căn cứ vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, theo quy định các lực lượng chức năng không được phép xử lý tại các tuyến đường không có tên, các ngõ, ngách. Bởi vậy, đối với các trường hợp vi phạm trật tự đô thị tại các ngõ, ngách, các tuyến đường chưa được đặt tên, các lực lượng chức năng chỉ có thể nhắc nhở chứ không thể xử phạt. Tương tự, đối với chế tài về xử lý hành vi xả rác sai nơi quy định, lãnh đạo một số phường cũng cho rằng, để làm được điều này, các lực lượng chức năng phải tiến hành quay phim, chụp ảnh được hành vi vi phạm.

Bàn về vấn đề này, không ít ý kiến cho rằng, ngoài ý thức tự giác nâng cao nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận người dân chưa cao, sở dĩ công tác quản lý trật tự đô thị khó khăn và hay tái diễn xuất phát từ bất cập của hạ tầng. Chẳng hạn, với tình trạng dừng đỗ xe sai quy định, thậm chí ngay trước biển cấm là bởi các điểm đỗ xe lại quá ít so với nhu cầu.

Hay với tình trạng chợ cóc, chợ tạm tái diễn thì đang tồn tại một thực tế là, Hà Nội có rất nhiều khu đô thị, khu tập thể cũ. Tại các khu vực này, dù đông dân nhưng lại không được quy hoạch chợ dân sinh hay siêu thị, trung tâm thương mại… để phục vụ nhu cầu của người dân. Hệ lụy là, hàng rong, quán cóc len lỏi để phục vụ nhu cầu mua sắm.

Những mô hình, cách làm hay

Cần phải khẳng định, trong công tác quản lý trật tự đô thị, sự quyết liệt vào cuộc của chính quyền cấp cơ sở là điều kiện tiên quyết để hạn chế những vi phạm tái diễn. Quận Nam Từ Liêm là ví dụ. Theo ghi nhận, phường Mỹ Đình 1, bên cạnh việc tổ chức ra quân đồng loạt trên các trục đường Phạm Hùng, Trần Văn Lai, Mễ Trì, Lê Đức Thọ, Đỗ Xuân Hợp, Tân Mỹ... lực lượng chức năng của phường đã thường xuyên triển khai tuần tra, xử lý các vi phạm về văn minh đô thị 2 lần/ngày để duy trì bộ mặt văn minh đô thị trên các tuyến phố.

Hoặc tại phường Mễ Trì, UBND phường đã chỉ đạo tổ công tác văn minh đô thị, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ dân phố xử lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn.

Cùng với đó, phối hợp với công ty môi trường thường xuyên dọn dẹp thu gom rác, vật liệu phế thải trên toàn bộ các tuyến đường như: Đại lộ Thăng long, Lương Thế Vinh kéo dài, Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Phạm Hùng… Kết quả, phường đã giải tỏa 6 điểm tập kết rác thải trái phép, 2 điểm tập kết vật liệu xây dựng, tháo dỡ dây bạt quảng cáo, biển hiệu, mái che, mái vẩy gây mất mỹ quan, lấn chiếm vỉa hè…

Còn tại quận Đống Đa việc quản lý trật tự đô thị, quận Đống Đa thường triển khai theo 3 bước chặt chẽ gồm: Bước 1 tuyên truyền, vận động, giao thời hạn thực hiện; bước 2 thông báo, nhắc nhở sai phạm, cho thời gian khắc phục; bước 3 tiến hành tổ chức kiểm tra, xử lý, duy trì không để vi phạm tái diễn.

Bên cạnh đó, UBND quận, Ban Chỉ đạo 197 của quận đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị phối hợp Công an quận thiết lập kết nối qua ứng dụng Zalo phục vụ công tác kiểm tra, giải quyết các vi phạm về trật tự đô thị, trật tự xây dựng, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý liên quan đang UBND phường Gia Thụy (quận Long Biên) đẩy mạnh. Cụ thể, UBND phường Gia Thụy đã trang bị điện thoại thông minh có kết nối mạng cho Đội quản lý trật tự đô thị. Thông qua các ứng dụng trên điện thoại di động như: Facebook, Zalo, Life 360 người dân có thể phản ánh trực tiếp các vi phạm về trật tự đô thị trên địa bàn thông qua trang “Quản lý đô thị Gia Thụy”.

Cán bộ trật tự đô thị, trật tự xây dựng tiếp nhận thông báo từ người dân, với các dữ liệu về vị trí vi phạm được hiển thị trên bản đồ Life 360 và hình ảnh liên quan được gửi kèm qua Zalo, làm căn cứ để báo cáo lãnh đạo UBND phường có quyết định xử lý trực tiếp hoặc phối hợp với cảnh sát trật tự xuống hiện trường giải quyết.

Tương tự, tại quận Cầu Giấy, việc sử dụng mạng xã hội cho công tác quản lý được triển khai từ năm 2016 và đến nay đã phát huy hiệu quả. Theo đó, các cán bộ lãnh đạo quận, phường, các phòng, ban chức năng tham gia vào một nhóm trong ứng dụng Zalo hay Viber trên điện thoại thông minh.

Khi phát hiện trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, các cán bộ phường, quận đều có trách nhiệm chụp ảnh, thông tin về địa điểm, ngày, giờ phản ánh lên nhóm. Từ đó, lãnh đạo các phường biết để chỉ đạo xử lý, sau đó thông tin, báo cáo lại kết quả ngay trên nhóm để lãnh đạo quận nắm rõ.

Không thể phủ nhận những chuyển biến tích cực của Hà Nội trong công tác chấn chỉnh, tình trạng vi phạm trật tự đô thị. Tuy nhiên, để quản lý trật tự đô thị đi đúng hướng, hạn chế phát sinh tối đa các vi phạm thời gian tới cần hơn nữa sự quyết liệt vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng từ cấp trung ương đến địa phương. Trong đó, tập trung tăng cường các giải pháp đồng bộ, đồng thời có những giải pháp linh hoạt, phù hợp trên cơ sở tôn trọng quy hoạch, kế hoạch và định hướng phát triển.

Luyện Đinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động