Quá nhiều trẻ phải làm công việc độc hại, nặng nhọc
1/3 lao động trẻ em làm việc trên 42 giờ/ tuần
TS Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, đây là cuộc điều tra thực hiện trên cơ sở bộ số liệu điều tra quốc gia về lao động trẻ em tại Việt Nam năm 2012 do Tổng Cục thống kê cung cấp và được thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Cuộc điều tra cũng chỉ khảo sát ở quy mô mẫu là 50.640 hộ gia đình có trẻ em 5-17 tuổi, chứ chưa bao gồm những trẻ em sống ở các cơ sở tập trung, sống tại nơi làm việc hay trẻ em lang thang đường phố.
Kết quả cho thấy, có khoảng 2,83 triệu trẻ em từ 5-17 tuổi ở Việt Nam đang tham gia hoạt động kinh tế, trong đó 1,75 triệu trẻ em được thống kê vào nhóm lao động trẻ em. Phần lớn lao động trẻ em sinh sống ở khu vực nông thôn, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và là lao động hộ gia đình không hưởng lương. Hơn một nửa trẻ em làm các công việc nhà từ 5-20 giờ một tuần. Lo ngại hơn là có tới 1/3 lao động trẻ em (gần 569.000 em) có thời gian làm việc trên 42 giờ/ tuần (trên 6 giờ mỗi ngày). Thời giờ lao động kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đi học của trẻ và thực tế 96,2% số lao động trẻ em trong nhóm này hiện tại không đến trường.
Cuộc điều tra cũng chỉ ra, hơn 1,3 triệu lao động trẻ em ở nước ta (khoảng 75% số trẻ em lao động) được xác định là trẻ em có nguy cơ tham gia các hoạt động bị cấm sử dụng lao động vị thành niên hoặc các công việc nặng nhọc, độc hại. Về nguyên nhân khiến trẻ phải làm việc, khoảng 1/3 trẻ em tham gia hoạt động kinh tế là bị bắt buộc phải làm vì cần thiết và khoảng 1/4 lựa chọn làm việc để học nghề hoặc do bị cám dỗ bởi mức tiền công cao. Điểm đáng chú ý nữa trong cuộc khảo sát này là tỷ lệ trẻ em nam tham gia lao động cao hơn trẻ em nữ và tiền công cho trẻ em làm việc tương đối cao, khá nhiều trẻ trong nhóm 15-17 tuổi kiếm được hơn 4,5 triệu đồng/ tháng.
Nguyên nhân vì sao?
Các chuyên gia chỉ ra rằng, những tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế vài năm gần đây, sự thay đổi vai trò của gia đình trong nền kinh tế thị trường đang làm gia tăng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại, buôn bán… Từ đó, số trẻ em phải lao động, mưu sinh sớm cũng đang có xu hướng gia tăng.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp đánh giá, trẻ em tham gia một số hoạt động kinh tế hỗ trợ cha mẹ là hoạt động bình thường tại một số quốc gia nhưng nếu tham gia lao động với thời gian ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, đến việc học tập giáo dục... của trẻ thì đó thực sự là một thách thức. Hiện Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, can thiệp để bảo vệ trẻ em, giúp trẻ có môi trường để phát triển toàn diện. Tương tự, ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nhấn mạnh: “lao động trẻ em cần được loại bỏ bởi nó lấy đi tuổi thơ, tiềm năng và nhân phẩm của những đứa trẻ, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của các em”.
Tỷ lệ lao động trẻ em tại Việt Nam (chiếm 9,6% tổng số trẻ em 15-17 tuổi) hiện thấp hơn tỷ lệ trung bình của toàn thế giới và tương đương với tỷ lệ của khu vực. Cụ thể, báo cáo mới nhất của ILO về xu hướng lao động trẻ em toàn cầu trong năm 2012 cho thấy có khoảng 10,6% trẻ em 5-17 tuổi trên toàn thế giới là lao động trẻ em, tỷ lệ này tính riêng ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là 9,3%. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, điều này cũng chưa phản ánh hết được thực trạng lao động trẻ em tại Việt Nam, bởi cuộc điều tra nói trên chưa thống kê số trẻ em sống ở các cơ sở tập trung, nơi làm việc hoặc trẻ em lang thang đường phố. Đây mới chính là những đối tượng lao động trẻ em có nguy cơ bị bóc lột cao nhất, phải làm các công việc nặng nhọc, độc hại nhất. |
Châu Anh
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55