Phụ huynh lo chất lượng sữa học đường cận date
Sữa học đường: Vì một Việt Nam vươn cao | |
Sữa học đường Vinamilk: Đem lại sự phát triển lành mạnh cho trẻ em | |
Tập đoàn TH với chương trình “Sữa học đường - Vì tầm vóc Việt” |
Lo sữa cận date vào trường học
Trong buổi họp phụ huynh mới đây, anh Nguyễn T. D (Hoàng Mai, Hà Nội) và các phụ huynh được giáo viên thông báo, nhà trường sẽ triển khai chương trình sữa học đường.
Anh D. cho biết, trước cuộc họp này, giáo viên chủ nhiệm đã phát thông báo về đề án để phụ huynh tìm hiểu trước và đưa ra thảo luận trong buổi họp này.
Theo thông báo về đề án được giáo viên chủ nhiệm phát cho học sinh trước đó, trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học sẽ được uống sữa tươi 5 lần/tuần (tức mỗi ngày một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml, có giá 6.800 đồng.
Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%, tức giá mỗi hộp dự kiến tối đa khoảng 6.800 đồng (180ml), không tăng giá cho đến hết năm 2020.
Riêng đối với trẻ em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách, ngân sách sẽ hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ 50%. Đặc biệt, đây là chương trình tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia.
Thông tin về Đề án sữa học đường được phát đến các trường trên địa bàn Hà Nội. |
Phần cuối bản thông báo này, có dành riêng phần thông tin để phụ huynh học sinh ghi tên phụ huynh và học sinh. Phụ huynh đồng ý chọn chương trình hay không. Nếu không đồng ý thì vì lý do gì.
Anh D. cho biết, mục tiêu của đề án đưa ra rất nhân văn. Do vậy, trong buổi họp phụ huynh này, nhiều phụ huynh đồng tình. Tuy nhiên, họ cũng đặt ra các băn khoăn về chất lượng sữa, hạn sử dụng và cách thức triển khai ra sao để chủ trương đúng này không bị “biến tướng”.
Chị T.P, phụ huynh một học sinh chia sẻ với chúng tôi: “Đồng ý đây là chủ trương đúng, mang tính nhân văn cao. Tuy nhiên, nhìn lại một số vụ ngộ độc thực phẩm gần đây qua các chương trình sữa học đường mà các trường tự phát triển khai, chúng tôi vô cùng lo ngại.
Thứ nhất, việc bảo quản có đúng quy trình không? Thứ hai, chúng tôi lo ngại, các hãng sẽ cung cấp sữa cận date, vậy làm sao kiểm soát được hay chỉ căn cứ vào sự trung thực của doanh nghiệp cung cấp”?
Chị Thu. H, giáo viên một trường tiểu học ở quận Cầu Giấy cũng cho hay, con mình cũng được nhà trường thông báo về chương trình sữa học đường. Chị đặt vấn đề, trước đây, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trường học cũng được quy định chặt chẽ bằng văn bản hẳn hoi. Thế nhưng các trường học vẫn tuồn thực phẩm bẩn vào. Một số vụ việc đã đưa ra trên báo chí khiến phụ huynh không khỏi lo lắng khi triển khai đề án sữa. “Vậy cách thức triển khai thế nào để chúng tôi yên tâm”?, chị H. đặt câu hỏi.
Phụ huynh có thể tham gia hoặc không
Được biết, ngày 6/8, UBND TP ban hành Quyết định số 4019/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018 - 2020.
Theo đó phấn đấu đến năm 2020, trên 90% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học trên toàn thành phố được uống sữa theo Đề án Chương trình Sữa học đường; đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học đạt 95%...
Theo Sở GD&Đ Hà Nội, đây là đề án nhân văn với mục tiêu duy nhất là bổ sung dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn phát triển thể lực cho trẻ em của thành phố (Ảnh: minh họa). |
Trước những băn khoăn của phụ huynh, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, việc tham gia đề án này là hoàn toàn tự nguyện. Phụ huynh có thể đăng ký cho con tham gia ở bất kỳ thời điểm nào và cũng có thể tạm dừng bất cứ lúc nào khi không có nhu cầu.
Tuy nhiên, cũng theo ông Tiến đây là một đề án nhân văn với mục tiêu duy nhất là bổ sung dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn phát triển thể lực cho trẻ em của TP nên mong muốn của ngành GD&ĐT là các nhà trường tổ chức tuyên truyền để phụ huynh hiểu chính xác ý nghĩa của chương trình.
Hiện, đến thời điểm này, Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các đơn vị liên quan đang triển khai bán hồ sơ mời thầu và đã có 7 đơn vị đăng ký tham gia. Sau khi chốt, Sở sẽ công bố tên đơn vị trúng thầu tới tất cả phụ huynh.
Theo ông Tiến, đơn vị nào trúng thầu cũng phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế về chất lượng sữa. Đơn vị đó phải đủ năng lực để đáp ứng cung ứng cho số lượng lớn trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học Hà Nội tham gia Đề án.
Theo Mỹ Hà/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40