Phòng, chống dịch tại chợ dân sinh: Nơi nghiêm túc, nơi lơ là
Chợ, siêu thị hoạt động bình thường, hàng hóa dồi dào | |
Sau cam kết của doanh nghiệp giá thịt lợn vẫn neo cao | |
Thực phẩm đầy ắp siêu thị và chợ dân sinh, nhiều mặt hàng giảm giá sâu |
Siết chặt công tác phòng dịch
Ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô tại một số chợ trên địa bàn Thủ đô như chợ Hà Đông (quận Hà Đông), chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm), chợ Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng) tại các lối vào chợ, bên cạnh khuyến cáo của Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được dán ở vị trí dễ thấy, dễ đọc là khu vực để dung dịch nước rửa tay sát khuẩn. Đây cũng là các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang được triển khai ở nhiều chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khu vực gần cổng chợ Hà Đông (phố Bà Triệu) trạm rửa tay dã chiến phục vụ nhu cầu người dân rửa tay trước - sau khi vào |
Riêng tại chợ Hà Đông, khu vực 2 cổng chính của chợ nằm trên phố Bà Triệu và Lê Lợi được trang bị trạm rửa tay dã chiến, có bồn nước, xà phòng diệt khuẩn sẵn sàng phục vụ nhu cầu rửa tay của người dân trước khi ra – vào chợ.
Các quầy hàng kinh doanh mặt hàng không cần thiết đa phần đều đóng cửa tạm dừng hoạt động. Các loại thực phẩm thịt, cá, rau củ quả với nguồn hàng phong phú. Để phòng, chống dịch bệnh hầu hết các chủ kinh doanh và người dân tới chợ đều tuân thủ quy định đeo khẩu trang.
Bên trong chợ, hệ thống loa liên tục phát nội dung tuyên truyền nhắc nhở người dân thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước và sau khi mua sắm.
Chị Nguyễn Thị Nhạn (chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ) cho biết: “Nhờ được nhắc nhở tuyên truyền nên hầu như 100% người bán hàng thực hiện đeo khẩu trang, đối với những khách mua hàng chưa thực hiện, chúng tôi đều nhắc nhở khách thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch để bảo vệ sức khỏe chung cho cộng đồng.
Trong khi bán hàng tôi đeo khẩu trang, găng tay, hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần với khách mua, cuối mỗi buổi bán, thậm chí tranh thủ lúc vắng khách tôi ra khu vực đặt bồn rửa để rửa tay sau đó mới tiếp tục bán”.
Tại khu vực quầy hàng khô, Ban quản lý chợ đã bố trí những chai nước rửa tay sát khuẩn |
Bà Nguyễn Thị Loan, Trưởng Ban quản lý chợ Hà Đông cho biết: “Ngay từ khi có dịch, Ban Quản lý chợ đã mua nước rửa tay sát khuẩn đặt tại các vị trí trong chợ, phát khẩu trang tới các tiểu thương kinh doanh. Thực hiện Chỉ thị cách ly xã hội, Ban quản lý chợ đã tuyên truyền đến các hộ kinh doanh mặt hàng không thiết yếu thực hiện đóng cửa tạm dừng hoạt động, Ban quản lý chợ duy trì giám sát việc thực hiện quy định này đảm bảo tiểu thương tuân thủ chấp hành.
Đối với các hộ kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, Ban quản lý phổ biến, bắt buộc thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang, bố trí các chốt trực tại khu vực ra vào chợ nhắc nhở, yêu cầu người dân thực hiện nghiêm. Qua sự tuyên truyền, nhắc nhở đa phần tiểu thương và người dân khi vào chợ đều thực hiện tốt quy định”.
Song song với đó, để công tác phòng, chống dịch tại các chợ trên địa bàn quận đạt hiệu quả tốt, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Hà Đông cũng tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch đến mỗi cán bộ hội viên, đặc biệt là các tiểu thương kinh doanh tại chợ.
Các cửa hàng kinh doanh mặt hàng không cần thiết đều đóng cửa, quây bạt kín xung quanh thực hiện nghiêm Chỉ thị cách ly xã hội |
Bà Lại Hà Phương, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ quận Hà Đông cho biết tại khu vực chợ trên địa bàn quận, Hội Liên hiệp phụ nữ quận đẩy mạnh mô hình 3 công khai, 2 chuẩn mực, phát tặng khẩu trang cho hội viên, khuyến cáo người bán hàng áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như cộng đồng, phát các mũ chống giọt bắn cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ, riêng chợ Hà Đông, Hội phụ nữ quận đã phát 500 chiếc.
“Qua tuyên truyền đa phần các nữ tiểu thương đều cam kết đảm bảo nguồn gốc hàng hóa, không găm hàng, nâng giá trong mùa dịch, duy trì đảm bảo vệ sinh phòng dịch kết hợp vệ sinh môi trường. Những cửa hàng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu tạm dừng đóng cửa tuân thủ quy định của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Hội phụ nữ quận chủ động làm cầu nối cung cấp thông tin, giúp các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu được bán hàng online, phục vụ nhu cầu mua – bán của người dân trong mùa dịch. Hội phụ nữ quận bố trí đặt trạm rửa tay tại chợ Vạn Phúc, khu vực Nguyễn Trãi, tới đây chúng tôi sẽ đặt thêm trạm rửa tại một số chợ khác trên địa bàn”, bà Phương chia sẻ.
Quy định giãn cách an toàn 2 mét bị bỏ “quên”
Mặc dù nhiều biện pháp chống dịch đã được thực hiện nhưng ngay tại khu chợ trung tâm của quận Hà Đông (chợ Hà Đông), quy định đứng giãn cách 2 mét chỉ được thực hiện tại các cửa hàng vắng khách như hàng khô, thực phẩm chế biến sẵn trong khi đó, tại các quầy bán thịt gia súc, gia cầm, rau xanh… vào đầu buổi sáng, người dân đi chợ đông, thói quen khách hàng đứng sát nhau, vây quanh người bán để được tận tay lựa chọn từng miếng thịt, mớ rau vẫn diễn ra phổ biến.
Tuy nhiên quy định giãn cách 2 mét bị người mua hàng phớt lờ, không thực hiện |
Tương tự, tại chợ Yên (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông), mỗi tháng chỉ họp khoảng 6 phiên vào các ngày lẻ như 2, 7, 12,17..., mỗi phiên chợ tập trung vài trăm người đến trao đổi mua bán hàng hóa. Tuy nhiên theo quan sát, mặc dù trong mùa dịch nhưng vẫn còn một số người dân đi chợ chủ quan. Đáng nói, tại khu vực chợ không hề có chốt kiểm tra, kiểm soát các lối ra vào, không có nước rửa tay, không có lực lượng chức năng túc trực để nhắc nhở những trường hợp chưa tuân thủ phòng, dịch…
Tại các quầy bán rau, củ quả, đặc biệt quầy hàng thực phẩm tươi sống cả người bán lẫn người mua đều có tâm lý chủ quan, người mua đứng sát nhau, người bán thỉnh thoảng kéo khẩu trang xuống bên dưới cằm để trao đổi với khách.
Lý giải cho việc chưa tuân thủ quy định thực hiện giãn cách 2 mét hầu hết các tiểu thương cũng như Ban quản lý chợ đều cho rằng họ còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Trước hết do tâm lý chủ quan của người dân, bên cạnh đó do các quầy hàng trong chợ có diện tích nhỏ, lối đi trong chợ hẹp nếu đứng xếp hàng đúng khoảng cách sẽ ảnh hưởng sang diện tích của quầy hàng bên cạnh…
Một số tiểu thương tại chợ Mai Lĩnh (quận Hà Đông) bày bán hàng ngay sát lề đường Quốc lộ 6, tuyến đường luôn đông đúc các phương tiện qua lại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông |
Ngoài thực trạng trên, tại một số khu vực còn tồn tại tình trạng người bán hàng rong hoạt động, vừa bán vừa canh chừng, khi thấy lực lượng chức năng là nhanh chóng thu dọn hàng hoá, khi vắng bóng lực lượng chức năng lại dọn hàng ra bán.
Tại đoạn đường Tố Hữu (khu vực lòng đường cạnh nghĩa trang Dương Nội thuộc địa phận phường Dương Nội, quận Hà Đông), đã có thời gian dài bị một số tiểu thương biến thành khu chợ nhỏ bày bán đầy đủ các mặt hàng rau, củ, quả... Người bán, người mua vô tư trao đổi mua, bán nhộn nhịp trên lòng đường.
Hiện nay, lực lượng công an phường đã kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, tổ chức chốt trực tại vị trí họp chợ, một số tiểu thương đã ngừng bán hàng, tuy nhiên vẫn còn một số quầy hàng hoa, quả vẫn tranh thủ bán hàng trên xe ô tô, xe máy đặt cạnh lòng đường, nơi cách xa điểm chốt của công an.
Tại đoạn đường Tố Hữu (khu vực lòng đường cạnh nghĩa trang Dương Nội thuộc địa phận phường Dương Nội, quận Hà Đông) một số hàng rong vẫn tranh thủ bán hàng bên lề đường. |
Tại chợ Mai Lĩnh, nhiều hộ kinh doanh bày hàng hóa sát lòng đường quốc lộ, khu vực bán các loại gia cầm, thủy sản người bán hàng vô tư giết mổ ngay trên vỉa hè. Do họp chợ không đúng nơi quy định nên nguồn nước các tiểu thương sử dụng để rửa thực phẩm được lấy theo từng xô chậu nên họ sử dụng một chậu nước để rửa chung cho nhiều lần giết mổ.
Các loại rác thải được tiểu thương vứt bừa bãi ngay ven đường, bốc mùi, ruồi nhặng vây quanh. Việc họp chợ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại khu vực trên không chỉ gây cản trở giao thông, làm mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Từ những sự chủ quan, lơ là các biện pháp phòng chống dịch của cả người bán lẫn người mua dẫn đến tình trạng vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh Covid -19 và quy định cách ly xã hội trong đợt cao điểm phòng chống dịch, thiết nghĩ chính quyền địa phương cần kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường giám sát, kiểm tra, phát hiện kịp thời để xử lý nghiêm các vi phạm tại khu vực chợ dân sinh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa
Phát huy vai trò của Công đoàn trong xây dựng và phát triển Học viện Tài chính
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động
Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm
Nghệ An thu hút được 750 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 10 tháng năm 2024
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Tin khác
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50
Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 càn quét đảo Lu-Dông, chuẩn bị vào Biển Đông
Môi trường 17/11/2024 07:05
Thời tiết mới nhất: Gió mùa Đông Bắc tràn về, Bắc Bộ trời chuyển lạnh, có nơi dưới 15 độ C
Môi trường 17/11/2024 06:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/11: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác
Môi trường 17/11/2024 06:17
Miền Bắc đầu tuần đón không khí lạnh, có nơi dưới 15 độ C
Môi trường 16/11/2024 10:29
Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 đổ bộ Biển Đông trở thành bão số 9
Môi trường 16/11/2024 09:42
TP.HCM: Điều tra xã hội học 46.452 căn nhà trên và ven sông, kênh, rạch
Môi trường 16/11/2024 09:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/11: Sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng
Môi trường 16/11/2024 06:28