Phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở giáo dục: Không thể coi thường (Kỳ 1)
Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn quận Hai Bà Trưng | |
Càng cao tầng tiêu chuẩn phòng cháy phải càng cao |
Công tác PCCC là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo môi trường an toàn cho nhà trường ở tất cả các cấp học, bậc học. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại là tại nhiều cơ sở giáo dục, việc chấp hành các quy định về PCCC vẫn chưa thực sự nghiêm túc, nhiều trường không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC.
Còn tồn tại vi phạm
Mặc dù việc xảy ra cháy, nổ trong các trường học ít hơn nhiều so với tỷ lệ cháy nổ tại các hộ dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, song công tác PCCC tại các trường học vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập. Theo Công an thành phố Hà Nội, thực hiện Kế hoạch 359/KH-CAHN-PV01 ngày 9/11/2018 về Tổng kiểm tra công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn thành phố năm 2018, từ ngày 22/2/2019 đến ngày 28/2/2019, các lực lượng chức năng, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức kiểm tra 1.545 cơ sở, trong đó phát hiện 69 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH). Đáng nói, trong số những cơ sở này, có cả các trường học, từ cấp mầm non đến đại học.
Tập huấn PCCC tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) |
Tại huyện Phúc Thọ, Trường Mầm non Tam Hiệp (xã Tam Hiệp), khu điểm trường xây dựng mới và hoạt động từ tháng 9/2018 chưa được thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC, không có thiết kế hệ thống PCCC đối với công trình thuộc diện phải có thiết kế hệ thống PCCC, trang bị phương tiện PCCC không đầy đủ theo quy định. Trường THPT Ngọc Tảo (xã Ngọc Tảo) chưa lắp đặt hệ thống chữa cháy trong nhà đối với khối nhà C, B; bên ngoài cơ sở không có hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.
Hay như tại quận Thanh Xuân, Trường THCS Nhân Chính (phường Nhân Chính) chưa lắp đặt hệ thống báo cháy tự động theo quy định; máy bơm chữa cháy động cơ xăng không hoạt động, máy bơm chữa cháy động cơ điện có hoạt động tuy nhiên khi thử áp lực nước đầu lãng không ra được nước; không lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn. Trường Mầm non Đô Rê Mon, Trường Mầm non Hà Nội Steamford (phường Nhân Chính) chưa có giải pháp cho lối thoát nạn thứ 2; chưa bổ sung các trang thiết bị, phương tiện PCCC&CNCH, chưa bảo dưỡng các phương tiện PCCC&CNCH. Trường Mầm non Họa My (phường Nhân Chính) chưa lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại trường theo quy định; chưa bảo dưỡng máy bơm chữa cháy động cơ xăng theo quy định; không lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn tại tất cả các cầu thang bộ.
Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội (quận Đống Đa) cũng được “điểm danh” trong danh sách do chưa thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP; khối nhà thư viện thiết kế 1 cầu thang bộ; các khối nhà phòng làm việc Hiệu bộ A1, khối nhà học A2, khối nhà thư viện, phòng hòa nhạc có trang bị hệ thống báo cháy tự động, hệ thống họng nước nhưng không hoạt động. Tại Trường Đại học Y Hà Nội, hệ thống PCCC trang bị tại công trình cải tạo mở rộng nhà B1, B2, B3, cải tạo nhà A2 khám chữa bệnh chưa được nghiệm thu về PCCC trước khi đưa vào hoạt động theo quy định.
Nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn Nhiều trường mầm non được bố trí cải tạo chuyển đổi công năng từ nhà ở hộ gia đình, từ văn phòng, bố trí xen lẫn nhà ở trong chung cư… Trong các trường mầm non thông thường một giáo viên phải trông giữ từ 5 - 10 cháu, khi cháy xảy ra vấn để thoát nạn gặp nhau nhất định. Học sinh trong trường học là đối tượng ít có hiểu biết về nguy hiểm cháy, khi có cháy lại thường bị hoảng loạn do vậy nếu cháy xảy ra trong giờ học sẽ rất dễ dẫn đến sự dẫm đạp lên nhau trong quá trình chạy thoát nạn. Bên cạnh đó, do ít hiểu biết về cháy nổ, nhiều em học sinh còn chơi đùa, nghịch lửa, nghịch điện, hóa chất trong giờ ra chơi, sinh hoạt và đó có thể trở thành nguồn nhiệt gây cháy. Đối với các trường bậc phổ thông, đặc biệt là các trường học bán trú, do nơi nghỉ của học sinh bố trí liền với nơi học hoặc chính là phòng học nên vấn đề thoát nạn gặp khó khăn nhất định. Đối với các trường có khu ký túc xá là nơi tiềm ẩn nguy hiểm cháy, nổ cao do đây là nơi sinh hoạt, học tập của các em học sinh. Mật độ sinh hoạt đông, cuộc sống sinh hoạt phong phú, tâm lý lứa tuổi chưa ổn định là những nguy hiểm trong công tác PCCC. |
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn (Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội), hiện nay, trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội đều có trường học ở các cấp khác nhau, từ nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học các cấp đến các trung tâm giáo dục, học viện, đại học... Trong xây dựng và phát triển các trường học đã được đầu tư cơ sở vật chất mới hoặc được cải tạo lại với quy mô, các trang thiết bị và tiện nghi học tập, sinh hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Các trường học được chia thành nhiều khu riêng biệt như: Khu vui chơi giải trí, khu học tập (phòng học); khu phục vụ sinh hoạt (phòng ngủ, phòng ăn, phòng vệ sinh…), khu vực chế biến thức ăn (bếp nấu, kho chăn màn…); khu vực để xe. Tại một số trường học còn có khu vực ký túc xá dành cho học sinh nội trú.
Các trường học là nơi tập trung số lượng lớn học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ. Để duy trì công việc học tập, đào tạo, nghiên cứu cần một khối lượng lớn cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đó hầu hết là chất dễ cháy: Bàn, ghế, bệ, bục, hồ sơ, tài liệu… tiềm ẩn nguy cơ gây cháy, nổ.
Bên cạnh đó, cháy cũng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như do sơ xuất trong việc dùng lửa để nấu thức ăn, để thực hành thí nghiệm, do vi phạm quy định về PCCC như hút thuốc, đốt cỏ rác... Đối với các trường mẫu giáo, tiểu học… học sinh chưa có khái niệm nhiều về mức độ nguy hiểm của lửa vì vậy thường hay dùng lửa để nghịch như lấy diêm đốt giấy để sưởi ấm vào mùa đông, dùng lửa để đùa nghịch...
Ngoài ngọn lửa trực tiếp gây ra cháy thì việc sử dụng các thiết bị điện cũng có thể làm phát sinh nguồn nhiệt. Ở các trường học luôn có nhu cầu lớn về việc dùng điện chẳng hạn dùng điện để đun nấu, dùng điện để sưởi ấm, dùng điện để là quần áo, chăn màn cho các cháu, dùng điện để tiến hành các thí nghiệm, dùng điện để chiếu sáng... Quá trình sử dụng thiết bị điện quá công suất chịu tải của dây dẫn và các thiết bảo vệ, sử dụng sai quy định gây ra các hiện tượng quá tải, lâu ngày không kiểm tra đường dây dẫn điện nên bị chạm chập, quá tải, điện trở chuyển tiếp...
Chủ động PCCC là không bao giờ thừa bởi chỉ cần một phút lơ là chủ quan, ngọn lửa có thể thiêu rụi tài sản và có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người. Đối với các cơ sở giáo dục, để công tác PCCC thực sự đem lại hiệu quả, thiết nghĩ, thời gian tới, chính quyền các địa phương cần chủ động phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra; chỉ đạo, quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống PCCC theo đúng Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước; thực hiện đầy đủ quy định về thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với các công trình được cải tạo, mở rộng và xây mới.
Trong đó, đặc biệt chú ý vấn đề giải pháp về lối thoát nạn, hệ thống điện, các trang thiết bị PCCC... Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các trường học đối với công tác PCCC; từng bước đưa kiến thức an toàn PCCC vào chương trình dạy học nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng thoát nạn khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra…
Phạm Thảo
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 09:58
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 00:53
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức
Phòng chống cháy nổ 15/11/2024 18:03
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 16:24
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 07:37
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22