Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Công an quận Đống Đa: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy | |
Chú trọng công tác đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ | |
Huyện Phúc Thọ: Chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy |
Liên tiếp xảy ra hỏa hoạn
Thời gian gần đây trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra không ít vụ hỏa hoạn thương tâm, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong đó, nhiều vụ hỏa hoạn liên quan đến cháy xưởng. Cụ thể, tháng 10/2018, tại lô nhà số 30 và 31 của biệt thự liền kề BT 4 - 1, Khu đô thị Trung Văn Vinaconex 3 (thuộc địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) đã xảy ra một vụ cháy lớn.
Nhiều xưởng sản xuất kết hợp không gian diện tich vừa sản xuất, vừa để công nhân ăn ở ngay tại xưởng |
Người dân tại khu vực này cho biết, 2 lô nhà này mới xây xong phần thô, chủ nhà cho 1 hộ kinh doanh thuê làm ghế sofa. Tại xưởng này, nhiều người ngửi thấy mùi khét và ngay sau đó khói đen cùng ngọn lửa dữ dội bốc lên. Theo thông tin từ phía lực lượng chức năng, vụ cháy đã làm 2 người bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu và 1 người tử vong.
Gần đây nhất, ngày 12/4/2019, cũng tại phường Trung Văn, khoảng hơn 2h, vụ hỏa hoạn làm cháy 4 nhà xưởng trong khu vực đã xảy ra. Do khu vực kho xưởng nằm sâu trong khu dân cư hàng trăm mét, hiện trường có nhiều vật liệu dễ cháy như đồ nhựa, gỗ nên lửa lan nhanh và thiêu rụi cả 4 khu nhà xưởng. Đáng nói, vụ cháy nhà xưởng trên đã khiến cho 8 nạn nhân tử vong.Trong đó có một gia đình 4 người.
Xưởng cơ khí càng phải nêu cao công tác an toàn cháy nổ |
Có thể thấy, dù nhiều vụ hỏa hoạn tại các kho xưởng đã xảy ra, nhưng trên thực tế, tình trạng lưu trú tại nơi sản xuất, kinh doanh vẫn diễn ra phổ biến. Cụ thể, tại tuyến phố Đại Linh (phường Trung Văn), hay dọc đường Thanh Bình (quận Hà Đông), đoạn ven sông Nhuệ… có rất nhiều nhà xưởng, nhà trọ, nối dài, mọc xen kẽ trong các nhà dân.
Hầu hết các nhà xưởng tại đây được thiết kế với diện tích nhỏ tận dụng vừa làm nơi sản xuất vừa làm kho chứa. Đặc biệt, trong nhiều nhà xưởng có những căn gác xếp được dựng lên bằng những thanh sắt và tấm ván ép để làm nơi sinh hoạt nghỉ ngơi cho công nhân ngay tại xưởng.
Tương tự, tại thôn Triều Khúc, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), đây là một địa phương tập trung khá nhiều xưởng tái chế phế liệu. Theo quan sát, ngõ phố trong thôn khá bé, chật chội nhưng lại tập trung đầy rẫy những xưởng sản xuất dây thun, nhựa tái chế, chỉ khâu, chỉ cuộn, vật liệu may mặc… đa phần là vật liệu dễ cháy.
Trong các xưởng này, tình trạng công nhân cư trú ngay tại xưởng cũng diễn ra thường xuyên.Tại Đê La Thành, con phố này nổi tiếng với các nhà xưởng kết hợp với nhà ở. Tại đây, các hộ dân thường sử dụng tầng một để làm nơi kinh doanh, buôn bán. Mặt hàng chủ yếu là đồ gỗ, sắt thép.Việc đục đẽo, cũng như gò hàn được thực hiện ngay tại tầng một, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao…
Nhiều cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn
Theo thống kê của Công an TP Hà Nội, hiện nay, có khoảng 500 cơ sở là các kho, bãi hàng hóa và xưởng sản xuất thuộc diện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn thành phố.
Mới đây, ngày 20/5/2019, Tổ kiểm tra số 4 - Đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra an toàn Phòng cháy chữa cháy (PCCC) & cứu nạn cứu hộ (CNCH) tại lô đất C12-1/ĐX1 Khu đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Qua kiểm tra, tổ liên ngành ghi nhận, lô đất trên thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Sài Gòn phụ tùng ô tô.
Hiện trạng đang bố trí Showroom ôtô Subaru, văn phòng và xưởng sửa chữa do Công ty TNHH AHCOM Hà Nội khai thác; gara ô tô do Công ty TNHH Usami Việt Nam khai thác; bãi đỗ xe thuộc Công ty Cổ phần Sài Gòn phụ tùng ô tô. Tại thời điểm kiểm tra, các khu vực trên chưa được thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC hiện đã đưa vào hoạt động; chưa lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC& CNCH; không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC đến công trình lân cận; không đảm bảo điều kiện ngăn cháy lan giữa khu vực showroom và khu vực bảo trì xe ô tô; không đảm bảo về lối thoát nạn tại khu vực văn phòng và showroom Subaru (cửa thoát nạn tại tầng 1 mở ngược chiều thoát nạn, thang bộ từ tầng 2 xuống tầng 1 không đảm bảo kín, cửa buồng thang không phải là cửa chống cháy, cửa phòng họp lớn tại tầng 2 mở ngược chiều thoát nạn). Không trang bị đầy đủ phương tiện PCCC (hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn)…
Cùng ngày, đoàn công tác đến kiểm tra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yên Bình địa chỉ: Km 5, quốc lộ 70, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.Tại thời điểm kiểm tra, Tổ kiểm tra liên ngành ghi nhận công trình nhà xưởng, kho thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yên Bình được xây dựng diện tích khu đất khoảng 2.480m2, trong đó tổng diện tích nhà xưởng và kho khoảng 2000m2, chiều cao 9m, kết cấu khung thép mái tôn; nhà văn phòng diện tích 50m2, cao 01 tầng. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yên Bình thuê lại của UBND xã Tam Hiệp hoạt động với tính chất gia công cơ khí, nhựa
Ghi nhận tại thời điểm kiểm tra, Công ty tồn tại vi phạm về PCCC như: Chưa xây dựng phương án cứu nạn cứu hộ của cơ sở, chưa thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Giao thông phục vụ chữa cháy xe chữa cháy không thể tiếp cận được 2 phía chiều dọc của nhà xưởng (chiều rộng của nhà xưởng 30m).
Khoảng cách an toàn PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất không đảm bảo (công trình xây dựng kết cấu khung thép, mái tôn bậc chịu lửa bậc V, tường nhà xưởng, kho là tường thưng tôn nằm sát đường ranh giới khu đất). Không đảm bảo tường ngăn cháy lan từ khu vực nhà xưởng và kho bên trong được ngăn cách bởi vách tôn. Lối thoát nạn không bố trí cửa thoát nạn tại khu vực nhà kho và nhà xưởng…
Nâng cao ý thức người dân
Như vậy có thể thấy, nguy cơ cháy nổ đối với các xưởng sản xuất, kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên trên thực tế, nhằm giảm bớt chi phí sinh hoạt, nhiều công nhân vẫn lựa chọn các địa điểm này làm nơi cư trú.
Nói về sự nguy hiểm của việc lưu trú tại nơi sản xuất, kinh doanh, đại diện phòng Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an TP Hà Nội, cho rằng, hầu hết các kho xưởng, ki ốt thường có kết cấu tạm bợ, chỉ thiết kế một cửa ra vào. Do đó, khi xảy cháy, lửa và nhiệt tác động mạnh khiến kết cấu nhà nhanh chóng sụp đổ, người dân sẽ bị mắc kẹt khó thoát hiểm và việc chữa cháy, cứu nạn của lực lượng chức năng cũng rất khó khăn. Đặc biệt, nếu các vụ cháy xảy ra vào ban đêm lại càng nguy hiểm hơn. Vì trong lúc này con người đang rơi vào trạng thái ngủ sâu, mất nhận thức nên không kịp phản ứng để chạy thoát.
Mặc dù nguy hiểm thấy rõ, song việc quản lý việc lưu trú tại nơi sản xuất kinh doanh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đối với chính quyền địa phương, do hiện tại số lượng cán bộ còn khá mỏng, không đủ để kiểm soát đến từng nhà dân. Mặt khác, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về những nguy hiểm có thể xảy ra còn hạn chế dẫn đến không thực hiện nghiêm các quy định về lưu trú.
Trước tình trạng trên, để đảm bảo an toàn cho người dân, mới đây, UBND Thành phố đã chỉ đạo Công an TP tổng kiểm tra việc lưu trú và công tác PCCC tại nơi sản xuất.Song, thiết nghĩ, nước xa không cứu được lửa gần, để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, việc đầu tiên phải làm là nâng cao ý thức cho người dân. Trước hết, đối với chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanhphải tuân thủ nghiêm các quy định về lắp, chủ động lắp đặt các hệ thống phòng, chống cháy nổ và trang bị kỹ năng cần thiết cho người lao động theo đúng quy định, để bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ…
Trong đó, ý thức, trách nhiệm phòng ngừa hỏa hoạn, của mỗi chủ thể để tự bảo vệ mình là quan trọng nhất. Còn về phía người lao động, cần ý thức được sự nguy hiểm của việc lưu trú, sinh hoạt tại nơi làm việc. Chủ động học các kỹ năng PCCC cũng như kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 09:45
Xác định hung thủ đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:23
Bí thư Thành ủy Hà Nội đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:14
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất
Phòng chống cháy nổ 12/12/2024 22:38
TP.HCM: Đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ dịp Tết Dương lịch 2025
Đô thị 11/12/2024 11:07
Nhanh chóng dập tắt đám cháy khu lán tạm, tập kết rác
Phòng chống cháy nổ 10/12/2024 12:20
Nghi vấn nổ bình gas, cháy quán gà trên phố Võ Thị Sáu
Phòng chống cháy nổ 09/12/2024 17:26
Kịp thời giải cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 05/12/2024 12:27