Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự hội thảo về hệ thống giáo dục mở

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự hội thảo khoa học quốc gia về “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ, hội nhập quốc tế".
tin nhap 20180517073239 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng Nhà hát Tuổi trẻ
tin nhap 20180517073239 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ trao tặng Huân chương của hai Nhà nước Việt Nam, Lào
tin nhap 20180517073239 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì giao ban khối Y tế

Tại hội thảo, các nhà khoa học tập trung làm rõ quan điểm hệ thống giáo dục mở không phải là hệ thống bên cạnh, bổ sung cho giáo dục truyền thống mà yếu tố mở nằm trong toàn bộ hệ thống giáo dục.

Tất cả các giải pháp của nền giáo dục mở nhằm tạo cơ hội tiếp cận giáo dục rộng rãi cho mọi người. Trong đó người học có thể lựa chọn phương thức học thích hợp với cá nhân từ mục tiêu đào tạo, trường học, chương trình, tốc độ hoàn thành chương trình, giáo viên, tuỳ chỉnh những nội dung thích hợp theo yêu cầu riêng.

Tự chủ cao của người học tạo điều kiện thực hiện cá nhân hoá giáo dục, một ước mơ của các nhà sư phạm, nhằm khai thác, phát huy tiềm năng từng cá nhân. Đồng thời rèn luyện cho người học tự chủ, có suy nghĩ, tư duy độc lập cùng thói quen hoài nghi khoa học và phản biện.

Hệ thống giáo dục mở thể hiện ở sự đa dạng, linh hoạt và dân chủ về loại hình và phương thức đào tạo, tôn vinh thực học, thực nghiệp.

Đáng chú ý, nhiều nhà khoa học cho rằng, xây dựng hệ thống giáo dục mở, đòi hỏi thay đổi về phương thức quản lý, “tạo không gian đủ rộng cho các cơ sở giáo dục, giáo viên tuỳ biến trong phạm vi nhiệm vụ cụ thể”.

Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm về việc rà soát lại những quy định quản lý, kể cả vấn đề liên quan đến luật pháp, pháp quy để tháo gỡ, tạo điều kiện cho giáo dục mở phát triển. Thời gian tới cần xây dựng và phát triển các trung tâm tài nguyên học tập, học liệu mở có sự liên kết và chia như nhiều trường đại học lớn trên thế giới đã đưa hàng ngàn giáo trình trên mạng và cho sử dụng miễn phí.

Đánh giá cao việc tổ chức hội thảo ở quy mô quốc gia về giáo dục mở, song Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh vấn đề này đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006), xác định rõ việc chuyển dần hệ thống giáo dục hiện tại sang hệ thống giáo dục mở.

tin nhap 20180517073239
Phó Thủ tướng phát biểu tại hội thảo (ảnh: TTXVN)

Trong khi các nhà khoa học tiếp tục làm rõ các khái niệm khoa học về giáo dục mở ở nhiều góc độ khác nhau, từ triết lý đến khái niệm, nhận xét tình hình, thực trạng, giải pháp…, thì đã có nhiều đề án, công việc được phê duyệt và triển khai liên quan đến nội dung này trong Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Cụ thể như ban hành khung hệ thống giáo dục, khung trình độ giáo dục; phê duyệt các đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa; đào tạo từ xa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; tăng cường dạy ngoại ngữ. Gần đây nhất Chính phủ đã phê duyệt đề án Xây dựng hệ tri thức Việt số hóa với mục tiêu số hoá tất cả các tri thức, trong đó có cơ sở học liệu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tự học, nâng cao trình độ của mình.

“Nhiều đề án cụ thể đã hoàn toàn tiếp cận theo hướng giáo dục mở. Tới đây chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đề án này”, Phó Thủ tướng cho biết.

Đề cập đến vai trò đi trước của giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu yêu cầu “phải xóa mù về tri thức công nghệ”, đẩy mạnh tự chủ để tạo điều kiện phát triển giáo dục theo hướng mở.

Phân tích cụ thể đối với giáo dục phổ thông, Phó Thủ tướng cho rằng đây là một trong số ít những chỉ số của Việt Nam xếp hạng dưới 50 trên thế giới. Do vậy, để phát triển theo hướng mở ở cấp học này cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông theo hướng phát huy tinh thần sáng tạo, dân chủ, huy động tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường cùng với phụ huynh học sinh và học sinh cùng tham gia.

Trong khi đó, giáo dục đại học cần quyết liệt thực hiện đổi mới bởi so với thế giới chúng ta còn rất yếu. Đơn cử, trong số 300 đại học hàng đầu thế giới không có trường nào của Việt Nam, còn trong 350 đại học hàng đầu châu Á cùng chỉ có một vài trường của Việt Nam. Số bài báo khoa học, công trình nghiên cứu công bố trên các tạo chí khoa học quốc tế của các trường đại học Việt Nam rất thấp, không trường nào có tạp chí khoa học được quốc tế xếp hạng.

Vì vậy, phải kiên trì, kiên quyết không chỉ khuyến nghị mà phải đưa vào hành lang pháp lý, có bước tạo sức ép, buộc các trường đại học tự chủ. Từ đó tạo sự cạnh tranh, động lực để các trường phát triển các phương pháp, chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, theo hướng mở.

Đồng tình với nhiều nhà khoa học, Phó Thủ tướng khẳng định những rào cản đối với tinh thần giáo dục mở, cản trở người học, người dạy, cơ sở giáo dục cần phải được gỡ bỏ một cách kiên quyết. Đồng thời tập trung xây dựng hệ thống học liệu mở, một thành phần của đề án Xây dựng hệ tri thức Việt số hóa.

“Hiện một số trường đại học lớn đã cam kết tình nguyện tham gia để làm nòng cốt, kêu gọi tất cả các trường khác cùng tham gia phát triển trước hết cho các trường đại học. Chúng ta cần kêu gọi toàn bộ cộng đồng tham gia Việt hóa các chương trình đào tạo quốc tế có uy tín. Hệ thống học liệu mở có thể phát triển xuống tận các trường phổ thông”, Phó Thủ tướng nói.

Trao đổi thêm về cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Phó Thủ tướng cho rằng cần cụ thể hoá bằng những việc thiết thực nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đời sống xã hội mà trước hết là trong giáo dục “sao cho tới đây bằng ứng dụng công nghệ thông tin thì giáo dục hướng tới giáo dục cá nhân, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, trên các thiết bị di động”.

“Giáo dục mở có nghĩa là từng người dân đều có thể học tập thuận lợi. Đây là việc của toàn xã hội chứ không riêng Bộ GD&ĐT, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, các cơ sở giáo dục. Chúng ta không chỉ tháo gỡ rào cản, mà quan trọng hơn là làm cho cả xã hội và từng cá nhân nhận thức được: học không phải chỉ để lấy bằng cấp mà học để biết, để làm việc, chung sống tốt hơn, sáng tạo ra tri thức để đóng góp cho xã hội”.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

(LĐTĐ) Hơn 1.800 học viên và phụ huynh của hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đã cùng nhau hoà vào không khí của buổi lễ đặc biệt vừa vinh danh cột mốc học tập Anh ngữ, vừa khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước qua chương trình hè 2024.
Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

(LĐTĐ) Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá hấp dẫn trong khung giờ tối muộn.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.

Tin khác

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa X có ý rất nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển nguồn lực địa phương. Đặc biệt kỳ họp sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

(LĐTĐ) Năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động