Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản

(LĐTĐ) Ngày 13/9/2018, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono nhân dịp ông sang Việt Nam dự Diễn đàn kinh tế thế giới ASEAN 2018.
WEF ASEAN 2018: Phiên thảo luận về Triển vọng địa chính trị châu Á
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Timor Leste và Thứ trưởng Băng - La - Đet
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Chile

Trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kono đã cùng chủ trì Ủy ban hợp tác Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 10.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono. Ảnh: Nhật Bắc- Chinhphu.vn

Tại hội đàm, hai bên vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng và toàn diện của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua; tập trung trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, trong đó có việc duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, chuẩn bị chu đáo cho thành công của các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao thời gian tới; nhất trí duy trì và nâng cao hiệu quả các cơ chế trao đổi, đối thoại giữa Bộ Ngoại giao hai nước, trong đó có phiên họp Ủy ban hợp tác lần thứ 11 tại Tokyo và Đối thoại đối tác chiến lược lần thứ 7, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Bộ trưởng Ngoại giao Kono khẳng định sự phát triển bền vững của Việt Nam đóng vai trò quan trọng vào hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới. Nhật Bản sẽ ủng hộ và hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững; đánh giá cao vai trò ngày càng tích cực và đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có việc tổ chức thành công các hoạt động đa phương như Diễn đàn kinh tế ASEAN 2018; khẳng định Nhật Bản coi trọng và muốn đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và thực chất hơn nữa.

Hai bên trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt tại các cơ chế hợp tác Mê Công - Nhật Bản, ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh Nhật Bản chuẩn bị chủ trì cuộc họp Hội nghị cấp cao Mê Công - Nhật Bản tháng 10/2018 và Việt Nam vừa chính thức đảm nhiệm vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2018 – 2021.

Hai bên cũng nhất trí cần duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực; thúc đẩy vững chắc và hiệu quả quan hệ ASEAN - Nhật Bản, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển khu vực; cùng khẳng định sẽ ủng hộ lẫn nhau trở thành thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, theo đó Nhật Bản ứng cử nhiệm kỳ 2023 - 2024, Việt Nam ứng cử nhiệm kỳ 2020 - 2021; nhất trí hợp tác để thúc đẩy tự do hóa thương mại thông qua việc sớm thực hiện hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Về vấn đề Biển Đông, hai bên chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp trên Biển Đông thời gian gần đây; nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) toàn diện, hiệu quả, thực chất, có tính ràng buộc phát lý, đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình, an ninh trong khu vực.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động