Phố Hàng Điếu - một thời “chồng hút, vợ say”
Chợ Giời Hà Nội xưa và nay | |
Hà Nội có bao nhiêu cửa ô? |
Phố Hàng Điếu dài 280 mét, nằm trong khu phố cổ Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm, kéo dài từ đầu phố Hàng Gà tới phố Đường Thành. Phố nguyên là đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long xưa. Dân phố xưa chuyên làm và bán các loại điếu cày, điếu bát, điếu ống bịt bạc hoặc vàng… Thời chưa có thuốc lá, các loại điếu trên phố là một phần không thể thiếu của nhiều người, đặc biệt với các nhà giàu có, nam giới.
Thời xưa, ngoài “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Loại thuốc hút dân dã này đã đọng trong những câu ca, câu vè truyền miệng, như: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào. Đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên”. Rồi nữa: “Thuốc lào chồng hút, vợ say. Thằng cu châm điếu lăn quay ra nhà. Có cô hàng xóm đi qua. Hít phải hơi thuốc, say ba, bốn ngày”. Hay như: “Một thằng hút, bốn thằng say. Hai thằng châm điếu ngã lăn quay. Bà già vác củi loay hoay. Rít phải hơi thuốc lăn ngay xuống đồi. Ngọc hoàng thấy vậy, phán: "Hay!". Vén mây nhìn xuống, cũng say thuốc lào”.
Cái tên Hàng Điếu xưa gắn với đoạn cuối và giữa phố, đoạn đầu Hàng Gà xưa dân quen gọi là Nhà Hỏa (phố Nhà Hỏa ngày nay, khi xưa là ngõ Nhà Hỏa), bởi ở số nhà 30 trên phố xưa là đền Nhà Hỏa - thờ thần Hỏa, người được coi là có uy lực trừ hỏa hoạn. Đền này được xây năm 1838 với quy mô nhỏ, tới năm 1841 được mở rộng. Trong đền có đặt một quả chuông lớn, dùng để báo động khi xảy ra hỏa hoạn. So với nhiều ngôi đền khác ở Hà Nội, đền Hỏa Thần là một di tích có ý nghĩa đặc biệt và đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa vào năm 1996.
Phố Hàng Điếu tới những năm đầu thế kỷ 20 chỉ còn lại vài nhà bán điếu và bịt bạc các loại điếu bát, điếu ống. Các hàng điếu đã chuyển về các phố Bát Đàn, Bát Sứ gần đó. Hàng Điếu thời điểm đó xuất hiện nhiều nhà làm và bán đồ da. Cùng là đồ da, nhưng mặt hàng ở Hàng Điếu khác với phố Hà Trung gần đó. Phố Hà Trung chuyên làm yên ngựa, túi súng, cặp sách… từ da Tây, còn Hàng Điếu làn giày dép bằng da ta, giày da lộn… Các cửa hàng này phần lớn do người dân làng Chắm từ các phố Hàng Giầy và ngõ Hài Tượng rời sang… Ngoài ra, xen kẽ còn có các cửa hiệu lớn của người Hoa mở ra trên phố như hiệu Đông Hòa, Mậu Xương…
Những năm đầu thế kỷ 20, Hàng Điếu còn có một số nhà in mở ra, trong đó nổi tiếng phải kể đến Nhà in Nhật Nam. Đây là địa chỉ quen thuộc của các tác giả nổi tiếng của đời sống văn học Việt Nam thời đó như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân….Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp bùng nổ, tháng 12.1946, Hàng Điếu là tuyến đầu của các cuộc giao tranh ở Thủ đô. Nhiều nhà cửa trên phố thời đó bị phá hủy nặng nề.
Sau năm 1954, hòa bình lập lại, dân phố Hàng Điếu lại sống với nghề sửa chữa đồ da, cắt lốp xe làm dép, khâu chậu, thùng, xô, có một số nhà đóng dép xăng-đan…
Tại điểm giao Hàng Điếu - Hàng Da – Đường Thành là Trung tâm thương mại Hàng Da, xưa là chợ Hàng Da. Đây nguyên là một chợ nhỏ, kiểu chợ làng, bán rau và chủ yếu bán da trâu, bò sống được phơi khô. Trong chợ thì chỉ có vài cái lều tạm, nên các gánh hát hay gánh xiếc thường thuê chợ để diễn vào buổi tối. Mãi tới khoảng năm 1937-1938, chợ mới được xây.
Ngày nay, phố Hàng Điếu tập trung nhiều nhà bán chăn đệm, bông, mút… Dọc phố có nhiều nhà mở hàng bán trà ướp sen, bán ô mai, mứt kẹo, bánh xu xê, mứt sen… phục vụ cưới hỏi. Nhiều hàng ăn ngon nổi tiếng được mở ra bán xôi chè, miến lươn, bún bò, nước mía,… phục vụ nhu cầu cuộc sống mới.
Hàng Điếu nay đã vắng bóng những điếu ống, điếu bát… thay vào đó là những cửa hàng kinh doanh đủ loại mặt hàng. Điều đó minh chứng cho sự linh hoạt thay đổi cùng xã hội qua các thời kỳ, biểu thị cho sức sống nội tại của những phố hàng, phố nghề qua thời gian.
Quốc Bảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01