Chợ Giời Hà Nội xưa và nay
Phố Hàng Bạc: Đau đáu nỗi lo thất truyền nghề | |
Chuyện về chiếc cổng làng đẹp nhất kinh kỳ |
Chợ Giời xưa
Theo một số tài liệu thì chợ Giời Hà Nội được hình thành vào khoảng những năm 1954 – 1955, do một số những người dân tản cư vào miền Nam cần phải bán các tài sản trong gia đình đã qua sử dụng. Còn theo nhà văn hóa Lý Khắc Cung, chợ Giời đã được tụ họp từ những năm 1945 sau ngày Nhật đảo chính Pháp. Đến khi ta tiếp quản Thủ đô, Hiệp định Genevơ được ký kết, đến phong trào di cư vào Nam của hàng triệu người vào năm 1955, chợ Giời mới được thành lập chính thức.
Thoạt đầu, chợ được họp ở góc phố Thiền Quang, phố Quang Trung, mở rộng quanh hồ, rồi đến phố Hồ Xuân Hương. Nơi họp chợ hợp với đặc trưng của một cái chợ, thế là mọi người tràn ra phía chùa Vua, lấy đó làm trung tâm rồi tỏa ra mọi phía. Nơi đây kề cạnh với những trục đường cái, đường chính, có thể tiến được mà cũng có thể thoái được theo nhiều ngả.
Chợ họp từ sáng sớm đến khi thành phố lên đèn, thậm chí đến cả đêm. Suốt ngày nhộn nhịp,mua nhanh, bán nhanh. Chợ Giời có đủ các loại mặt hàng “thượng vàng hạ cám”, khách có thể mua phụ tùng bất kỳ, thậm chí có thể mua 1 chiếc nan hoa, một ốc tanh, con vít...cũng có ngay với giá “mềm”. Ở đây, bạn có thể mua từ chiếc kim, chiếc đinh cho đến các máy móc tinh vi, đắt tiền.
Từ năm 1955 trở đi, chợ Giời đã là một cái chợ quy củ mà tầm cỡ của nó làm cho cả nước biết đến, nhưng thực ra đến năm 1980, nó mới thực sự trưởng thành.
Theo PGS.TS Bùi Kim Đỉnh – nguyên Phó trưởng khoa Lịch sử Đảng, (Học viện Báo chí và tuyên truyền), chợ Giời mang tính lịch sử vì là “sản phẩm” của thời bao cấp. “Đây là giai đoạn mà hoạt động kinh tế diễn ra theo sự kiểm soát của Nhà nước, không chấp nhận kinh doanh tự do. Toàn bộ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho đến mặt hàng thiết yếu như cây kim, sợi chỉ đều thông qua chế độ tiêu chuẩn tem phiếu cho từng đối tượng. Chính vì vậy, sự cung và cầu là chênh lệch nhau rất lớn, mới sinh ra chợ Giời - nơi để buôn bán những mặt hàng hóa ngoài luồng không có tem phiếu, thậm chí hàng ăn cắp, ăn trộm” – PGS.TS Đỉnh cho hay.
...và chợ Giời nay
Chợ Giời nay đã được mở rộng ra nhiều, chuyên bán các mặt hàng điện tử như phụ tùng ôtô, xe máy, xe đạp, ti vi, tủ lạnh, loa, đài... Chợ cũng là nơi các sinh viên ngành kỹ thuật tới mua các linh kiện điện tử cho bài tập, dự án của mình. Khoảng chục năm trước, đây là nơi thu hút đông học sinh, sinh viên tới mua các loại băng đĩa đang hot của ca sĩ trẻ về nghe. Nhưng từ khi internet phát triển, nghe nhạc online được ưa chuộng, những cửa hàng băng đĩa ở đây cũng vắng bóng dần.
Bên cạnh bán đồ cũ, hiện nay chợ còn bán các sản phẩm mới tinh, nguyên đai nguyên kiện. Tuy nhiên, một điểm đặc trưng tại khu chợ này là hàng giả và hàng thật luôn bị trà trộn lẫn nhau mà giá vẫn như nhau. Vì thế, những người sành sỏi có thể mua được đồ vừa xịn vừa rẻ, ngược lại không ít những tay “gà mờ” mới đi chợ đã bị “hớ” khi mua hàng ở đây.
Nguyễn Văn Dương – sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa, một khách quen tại chợ Giời chia sẻ bí kíp mua hàng: “Mình thường rủ bạn bè đến chợ này để lùng tìm linh kiện điện tử phục vụ cho các môn học. Khi mua hàng, nên tham khảo vài cửa hàng rồi quyết định mua để tránh bị hớ. Các mặt hàng ở đây tuy giá rẻ, nhưng thật giả lẫn lộn khó phân biệt, nên bạn cần kiểm tra kỹ chức năng của từng sản phẩm tránh mua phải sản phẩm dùng được vài lần đã hỏng”.
Hiện nay, chợ hay các siêu thị điện tử mọc ra khắp nơi, từ đô thị đến vùng nông thôn. Tuy vậy, chợ Giời vẫn có những thế mạnh, nét hấp dẫn riêng của nó.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13