Phát triển kinh tế xanh
Phát triển kinh tế phải đi đôi với an sinh xã hội | |
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững |
Các hồ đã sạch
Sau khi Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên triển khai rất quyết liệt.
Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, tự giác chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn tổ, thôn, xóm có làng nghề xây dựng hương ước, quy ước gắn với bảo vệ môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh; xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất hoạt động dưới danh nghĩa làng nghề để gia công, sản xuất các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
TP chú trọng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. |
Đặc biệt, Thành phố đã chỉ đạo thực hiện thành công công tác xã hội hóa về môi trường. Đến nay, phần lớn công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường của Thành phố là do các đơn vị ngoài nhà nước đảm nhận (Tỷ lệ thu gom vận chuyển rác trong ngày của toàn Thành phố đạt trên 90%).
Cùng với đó, Thành phố đã hoàn thiện việc thử nghiệm xử lý ô nhiễm 12 hồ trong nội thành và đang tiếp tục triển khai xử lý cải tạo môi trường đối với 45 hồ theo phương thức xã hội hóa. Thành phố cũng rất tích cực triển khai Đề án “Quản lý bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ” và xử lý ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch.
Việc bố trí kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường được Thành phố thường xuyên quan tâm. Hằng năm, Thành phố ưu tiên bố trí cao hơn mức quy định 1% tổng chi ngân sách cho nhiệm vụ này. Đến nay, tổng kinh phí dành cho sự nghiệp môi trường đã đạt trên 3,8% tổng chi ngân sách Thành phố. Ngoài ra, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã đã chủ động cân đối, bố trí chi cho công tác quản lý và các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường được triển khai thuận lợi...
Hướng tới phát triển bền vững
Với hệ thống giải pháp đồng bộ và nỗ lực hành động cụ thể như trên, thủ đô Hà Nội đã xác định, bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nội dung của quá trình phát triển bền vững. |
Không những thế, đến nay, 10/10 khu công nghiệp đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung; 26/43 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, trong đó, 13 trạm đã đi vào hoạt động, các cụm còn lại đang tiếp tục thực hiện đầu tư. Đối với hoạt động thu gom chất thải rắn, trung bình, trên địa bàn thành phố phát sinh 6.500 tấn/ngày, trong đó, khu vực nội thành hơn 4.200 tấn/ ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 98%; còn khu vực ngoại thành, tỷ lệ thu gom rác thải đạt 90%.
Thành phố cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát tại 12 làng nghề gồm 8 làng nghề ô nhiễm môi trường cần phải xử lý ô nhiễm. Trên cơ sở đó, đã lựa chọn làng nghề cơ kim khí Rùa Hạ, xã Thanh Thùy và làng nghề cơ kim khí Rùa Thượng, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai để thí điểm đầu tư hệ thống xử lý nước thải làng nghề có công suất dự kiến 1.000m3/ngày đêm với công nghệ hóa lý kết hợp sinh hóa được xây kín có khử mùi đạt tiêu chuẩn cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp...
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả nghị quyết của Chính phủ, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, Hà Nội đã có nhiều giải pháp như xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm. Trong đó coi ý thức trách nhiệm với thiên nhiên là lựa chọn thông minh bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đặc biệt, Thành phố đang xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về phí, lệ phí môi trường; cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xử lý môi trường; hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường của Thành phố, chú ý đến việc phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân...
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59