Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Chiều qua (7/11), với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội năm 2017.
bao ve moi truong de phat trien ben vung Triển lãm về đề tài bảo vệ môi trường của học sinh Việt Nam
bao ve moi truong de phat trien ben vung Thủ tướng Chính phủ kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường
bao ve moi truong de phat trien ben vung
Để chọn hiền tài cần qua thi cử nghiêm túc (Ảnh minh họa)

Bảo vệ môi trường tốt hơn nữa

Nếu so với các Nghị quyết tại những kỳ họp Quốc hội trước, thì Nghị quyết lần này đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường.

Cụ thể, theo Nghị quyết, năm 2016, mặc dù Chính phủ đã triể̉n khai nhiều giải pháp quyết liệt ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhưng tái cơ cấu kinh tế còn chậm, đạt hiệu quả chưa cao; sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng do thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn và sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung...

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội năm 2017

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55 - 57%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt 22,5%; Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 25,5 giường (không tính giường trạm y tế xã)…

Đời sống người dân, nhất là vùng bị thiên tai và vùng bị sự cố môi trường gặp nhiều khó khăn. Do đó, bên cạnh đề ra các mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2017, Nghị quyết đưa ra yêu cầu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực hiện 3 đột phá chiến lược; tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, kinh doanh; tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến khích khởi nghiệp bền vững, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện dân chủ và tiến bộ, công bằng xã hội.

Đặc biệt, Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, xem bảo vệ tốt môi trường là yếu tố sống còn để phát triển bền vững.

11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2017, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cơ quan tư pháp và Kiểm toán Nhà nước theo chức năng của mình tập trung thực hiện các nhiệm vụ. Cụ thể:

Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kiểm soát chặt chẽ, không để phát sinh thêm nợ xấu, xử lý hiệu quả nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống… Thứ hai, rà soát, sửa đổi, bổ sung các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, loại bỏ rào cản đầu tư kinh doanh bất hợp lý…

Thứ ba, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhằm thực hiện đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

Vấn đề tài nguyên khoáng sản, khi tái cơ cấu nền kinh tế, chúng ta thấy, bên cạnh dầu khí, nguồn lợi mang lại từ khai thác khoáng sản chiếm tới 40 - 50% GDP. Chúng ta cần đặt vấn đề giảm khai thác xuất khẩu khoáng sản thô. Điều đó hiển nhiên, muốn làm được điều đó thì cần phải làm tốt các công việc sau:

Thứ nhất là sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách hiệu quả nhất; lựa chọn công nghệ khai thác tiên tiến, chế biến sâu; chọn thời điểm khai thác, xuất khẩu khoáng sản hợp lý nhờ vào tín hiệu của thị trường.

Thứ hai là công tác khai thác, bảo vệ môi trường mỏ; kiên quyết xử lý theo luật định các mỏ, điểm mỏ đang gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên và sử dụng công nghệ lạc hậu.

Thứ ba là thiết lập cơ chế đấu thầu khai thác mỏ khoáng sản để đạt được hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế và bảo vệ được môi trường mỏ. Riêng về vấn đề môi trường, sau các sự cố môi trường, chúng ta nhận thấy, việc đổi mới cơ cấu kinh tế chính là xác lập vị trí mới của vấn đề môi trường. Trước đây, môi trường thường là đi sau các hoạt động phát triển, "phát triển trước, làm sạch sau". Hiện nay, vấn đề môi trường cần phải đi trước và đi ngay vào quá trình đó. Trước đây, chúng ta bảo vệ môi trường trong phát triển; nhưng bây giờ, phát triển thì môi trường phải nằm ngay trong từng dự án đầu tư, trong chiến lược, quy hoạch phát triển. Hiện nay, xu hướng của thế giới là nền kinh tế xanh và kinh tế các bon thấp cũng khẳng định mối quan hệ cơ cấu giữa kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường - đặt vấn đề môi trường cần phải đầu tư ngay từ đầu.

Trích tham luận của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà tại phiên thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016- 2020.

Thứ tư, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tiếp tục tập trung vào 3 trọng tâm tái cơ cấu cũng như các nhiệm vụ tái cơ cấu ưu tiên và chương trình hành động theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Thứ năm, triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, ưu tiên nguồn lực cho các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng huy động các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công với cách mạng.

Thứ sáu, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu COP-21 và các giải pháp tổng thể phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, ưu tiên những vùng bị ảnh hưởng nặng. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý tài nguyên, bảo vệ và phát triển rừng.

Cải thiện chất lượng môi trường, tập trung xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là tại các thành phố lớn, khu vực nông thôn, các làng nghề, cụm công nghiệp địa phương và các lưu vực sông, vùng ven biển, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng. Kiên quyết không đầu tư, triển khai các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.

Thứ bảy, xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch. Nâng cao năng lực, thái độ thực thi pháp luật, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức… Thứ tám, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm sát hoạt động tư pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội…

Thứ chín, tiếp tục đưa quan hệ đối ngoại với các đối tác đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại Nhà nước và ngoại giao nhân dân...

Thứ mười, nắm chắc diễn biến tình hình trong và ngoài nước, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại để chủ động giải quyết mọi tình huống xảy ra, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước.

Thứ mười một, Quốc hội yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước về thông tin truyền thông. Chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, tạo đồng thuận cao trong xã hội.

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí. Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại về cơ chế, chính sách gắn với sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Vận hành tốt trang thông tin điện tử của các cấp, ngành để cung cấp thông tin và thu thập ý kiến phản ánh của người dân và doanh nghiệp, làm căn cứ nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách và điều hành của bộ máy quản lý nhà nước các cấp…

M. Hạnh - H. Lê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

UBND thành phố Hà Nội họp xem xét phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội họp xem xét phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố thường kỳ tháng 4/2025, để xem xét một số nội dung trình HĐND và theo Chương trình công tác năm 2025 của UBND Thành phố.
Chi tiết phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội

Chi tiết phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội

Sở Nội vụ Hà Nội vừa có Tờ trình Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố và UBND thành phố Hà Nội về việc báo cáo phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của thành phố Hà Nội.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 28/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025.
Cấm xe ô tô tải lưu thông vào nội đô TP.HCM từ 16h ngày 25/4

Cấm xe ô tô tải lưu thông vào nội đô TP.HCM từ 16h ngày 25/4

Từ 16h ngày hôm nay (25/4), Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ cấm xe ô tô tải lưu thông vào khu vực nội đô để phục vụ công tác chuẩn bị lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Nhà ở cho Gen Z: Vỡ mộng an cư khi thu nhập không theo kịp giá nhà

Nhà ở cho Gen Z: Vỡ mộng an cư khi thu nhập không theo kịp giá nhà

Một căn hộ nhỏ xinh giữa thành phố, chiếc chìa khóa đầu tiên đánh dấu sự độc lập, đó từng là hình dung quen thuộc về giấc mơ an cư. Nhưng với Gen Z, giấc mơ ấy đang ngày một xa vời, khi giá nhà không ngừng leo thang, trong khi mức thu nhập trung bình lại không tăng tương xứng.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sai lầm của bản thân đã hủy hoại đi danh dự cá nhân, dòng họ

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sai lầm của bản thân đã hủy hoại đi danh dự cá nhân, dòng họ

Được nói lời sau cùng trước Tòa, bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương chua xót thừa nhận, sai lầm của bản thân đã xóa đi mọi công lao, đóng góp trong quá trình 40 năm công tác và đã hủy hoại danh dự cá nhân, dòng họ.
Giá vàng tăng vọt, xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ mới mua được 1 - 2 chỉ vàng nhẫn

Giá vàng tăng vọt, xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ mới mua được 1 - 2 chỉ vàng nhẫn

Sáng nay (25/4), giá vàng trong nước lại tăng cao hơn so với phiên giao dịch hôm qua, nhiều người tiếp tục đổ về các cửa hàng vàng tại Hà Nội để mua vào, đặc biệt là tại các tuyến phố như Cầu Giấy và Trần Nhân Tông.

Tin khác

Kỳ cuối: Cần sự chung tay của toàn xã hội

Kỳ cuối: Cần sự chung tay của toàn xã hội

Trên thực tế, tại Hà Nội hiện nay, tình trạng đốt rác thải, phụ phẩm công nghiệp, đặc biệt là hoạt động tái chế tại các làng nghề bằng hình thức đốt hở, đốt ngoài trời cũng là một trong những thách thức đối với công tác bảo vệ môi trường. Thiết nghĩ, cần sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội để đảm bảo môi trường sống, sức khỏe cho người dân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/4: Trời mát, chiều đề phòng mưa dông, lốc và gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/4: Trời mát, chiều đề phòng mưa dông, lốc và gió mạnh

Dự báo ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào và rải rác mưa dông.
Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính

Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho vi phạm phát sinh.
Kỳ 2: Bài toán chưa có lời giải

Kỳ 2: Bài toán chưa có lời giải

Để trả lại môi trường sống trong lành cho người dân xã Thụy Lâm và xã Vân Hà (huyện Đông Anh), đề nghị chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của huyện Đông Anh cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương của tỉnh Bắc Ninh - nơi có các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và sớm có biện pháp xử lý, giải quyết triệt để tình trạng trên…
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/4: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào, rải rác có giông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/4: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào, rải rác có giông

Dự báo ngày 24/4, khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và giông vài nơi; riêng chiều tối mai có mưa rào và rải rác có giông. Gió nhẹ.
Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Dự báo thời tiết tại Hà Nội ngày 23/4: Ngày nắng nóng, đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết tại Hà Nội ngày 23/4: Ngày nắng nóng, đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dự báo ngày 23/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; ngày nắng, có nơi có nắng nóng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/4: Ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/4: Ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông rải rác

Dự báo ngày 22/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Xem thêm
Phiên bản di động