Tăng cường liên kết để kích cầu sức mua, phục hồi thị trường bán lẻ
Vinh danh Top 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2024 Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước Kỳ vọng ngành bán lẻ tăng trưởng trong năm 2025 |
Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2025 ước đạt 84,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng 12/2024, và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 55 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa.
![]() |
Cần tăng cường liên kết để kích cầu sức mua, phục hồi thị trường bán lẻ. |
Từ số liệu trên cho thấy, tiêu dùng nội địa tiếp tục là một trong những động lực quan trọng trong tăng trưởng năm 2025. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng Việt Nam có những điều chỉnh đáng kể trong chi tiêu, tạo sức ép lớn đến các doanh nghiệp lĩnh vực bán lẻ. Để kích thích sức mua, tìm kiếm cơ hội phục hồi, việc tái cấu trúc chiến lược được xem là điều bắt buộc với doanh nghiệp.
Số liệu đưa ra cũng cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng ở mức thấp so với trước đại dịch Covid-19, báo hiệu nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, sản xuất mà không tiêu thụ tốt sẽ ảnh hưởng tới cả chuỗi. Hơn nữa, tiêu dùng nội địa vốn là một trong “3 chân kiềng” động lực tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần linh hoạt, nhanh chóng thích nghi, đổi mới và đánh giá lại chiến lược kinh doanh để phù hợp với những nhu cầu và xu hướng tiêu dùng hiện nay.
Đánh giá tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ, các chuyên gia cho rằng, bán lẻ hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Đây là lý do các doanh nghiệp lớn của ngành bán lẻ đã và đang nỗ lực đầu tư, mở rộng hệ thống phân phối, nhằm đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của thị trường nội địa trong năm 2025.
Để đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng nội địa, theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Nguyễn Anh Đức, cần phải có những giải pháp căn cơ, dài hơi, tác động và hỗ trợ trực tiếp nhà sản xuất, nhà phân phối. Các chính sách cần hoạch định, áp dụng sớm hơn và mang tính liên tục, dài hơi hơn, qua đó giúp các doanh nghiệp có thể phát triển.
“Cần có sự liên kết của các ngành, các hiệp hội, ví dụ du lịch hợp lực với thương mại, để tạo nên sức bật tổng thể cho nền kinh tế hơn là cạnh tranh cục bộ trong từng ngành”, ông Nguyễn Anh Đức cho hay.
Đồng tình với ý kiến của các chuyên gia, theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu khu vực dịch vụ phát triển nhanh, đi đôi với hiệu quả, bền vững, bảo đảm các dịch vụ cơ bản với chất lượng ngày càng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn; hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại; kết hợp hài hòa giữa kinh doanh thương mại truyền thống với kinh doanh trên môi trường mạng là những giải pháp Hà Nội thực hiện.
Cùng với đó, Thành phố tiếp tục phát huy hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phát triển điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn; đẩy mạnh chương trình liên kết vùng, kết nối cung - cầu hàng hóa tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.
Thành phố cũng tiếp tục triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng, các Tháng khuyến mại tập trung trong năm 2025, với mức giảm giá lên tới 100%; khuyến khích các doanh nghiệp chủ động giảm giá, triển khai các chương trình khuyến mại riêng.
Thực tế, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua, các doanh nghiệp bán lẻ đã liên tục giảm giá, khuyến mại, một mặt thu hút người tiêu dùng đến với hệ thống phân phối hiện đại, mặt khác là để chung tay cùng Thành phố bảo đảm ổn định thị trường hàng hóa, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Hà Nội và cả nước.
Để thành phố Hà Nội đạt tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, và tăng trưởng đạt 2 con số cho giai đoạn 2026 -2030, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Công Thương Hà Nội là phải khai thác các động lực mới, thúc đẩy tiêu dùng, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu; thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại hiện đại; mở rộng không gian phát triển, các mô hình tăng trưởng mới (kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế đô thị…); phối hợp với các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ đầu tư, cải tạo, sửa chữa các chợ trên địa bàn theo kế hoạch đề ra…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử
Tin khác

Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao
Thị trường 30/03/2025 11:19

Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ
Thị trường 30/03/2025 10:40

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử
Thị trường 30/03/2025 08:14

Giá xăng dầu hôm nay (30/3): Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Thị trường 30/03/2025 07:53

Tỷ giá USD hôm nay (30/3): Đồng USD tiếp tục suy yếu
Thị trường 30/03/2025 07:52

Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển
Thị trường 30/03/2025 06:46

Dự báo giá vàng tuần tới: Vàng thế giới sẽ còn tiếp tục tăng cao
Thị trường 30/03/2025 06:41

Hôm nay (30/3): Giá vàng trong nước và thế giới đang tăng rất mạnh
Thị trường 30/03/2025 06:38

Tỷ giá USD hôm nay (29/3): Đồng USD mất giá trước sức "nóng" của giá vàng
Thị trường 29/03/2025 09:33

Hôm nay (29/3): Giá dầu thế giới giảm nhẹ phiên cuối tuần
Thị trường 29/03/2025 09:09