Phát triển hạ tầng xe buýt kết nối nội - ngoại thành
Hiệu quả sinh động từ Nghị quyết 15 | |
Nên phát triển đồng bộ đô thị vệ tinh | |
Các Nghị quyết của HĐND Thành phố góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững |
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội qua việc mở rộng, hợp nhất toàn bộ diện tích và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã nâng diện tích thành phố Hà Nội từ 920km2 lên 3.344km2; dân số từ 4,6 triệu lên 6,4 triệu người.
Trước khi mở rộng địa giới hành chính, mạng tuyến buýt trên địa bàn TP Hà Nội có 60 tuyến buýt (bao gồm 940 xe vận hành), địa bàn Hà Tây có 8 tuyến xe buýt (bao gồm 115 xe vận hành). Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, tính đến tháng 5/2018, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Hà Nội đã phát triển lên trên 110 tuyến, bao phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã tương ứng với 411/584 xã phường, đạt 70,4% độ bao phủ trên địa bàn thành phố, kết nối cơ bản tới các khu đô thị, các cụm dân cư, bệnh viện, trường học và các cụm, khu công nghiệp.
Hà Nội hiện đang có 12,9km đường dành riêng cho xe buýt |
Bên cạnh việc mở mới các tuyến và nhánh tuyến xe buýt, việc điều chỉnh hợp lý lộ trình, mở rộng vùng phục vụ của các tuyến xe buýt nhằm kết nối các khu đô thị, khu tập trung đông dân cư, các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học và các vùng chưa có buýt phục vụ… cũng luôn được thành phố quan tâm triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Cụ thể, năm 2014, điều chỉnh mở rộng vùng phục vụ đối với 11 tuyến buýt nhằm phục vụ nhân dân các khu vực Xuân Giang (Sóc Sơn), Thị xã Sơn Tây… Năm 2015 mở rộng vùng phục vụ đối với 08 tuyến tới các khu vực như thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên), xã Hồng Vân (Thường Tín), tuyến số 20C qua khu vực đê Hồng Hà phục vụ nhân dân các xã thuộc huyện Đan Phượng, Phúc Thọ… Năm 2016, mở rộng vùng phục vụ, hợp lý hóa luồng tuyến đối với 14 tuyến và nhánh tuyến nhằm phục vụ nhân dân các xã Phúc Tú, Tân Dân (huyện Phú Xuyên), xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn), xã Thạch Đà, KCN Quang Minh (huyện Mê Linh)…
Liên tục trong 10 năm qua, hệ thống hạ tầng xe buýt luôn được thành phố Hà Nội quan tâm, đầu tư phát triển thông qua Đề án “Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, hệ thống hạ tầng xe buýt thường xuyên được duy tu, duy trì cùng với đầu tư mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xe buýt. Tính đến tháng 4/2018, hạ tầng xe buýt gồm 3.123 điểm dừng, 365 nhà chờ, 05 điểm trung chuyển, 96 điểm đầu cuối, 12,9km đường dành riêng cho xe buýt…
Việc mở mới các tuyến buýt và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xe buýt trong giai đoạn vừa qua đã góp phần hoàn thiện, tăng cường tính kết nối của toàn mạng buýt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực ngoại thành vào trung tâm thành phố, từ đó giảm bớt áp lực phương tiện cá nhân di chuyển vào nội đô, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội.
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện và mở rộng vùng phục vụ của mạng tuyến buýt theo hướng mở rộng vùng phục vụ tới các khu vực ngoại thành để đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của nhân dân; tiếp tục đầu tư theo quy hoạch các hạng mục hạ tầng cơ bản gồm các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, các hành lang ưu tiên để định hình một kết cấu mạng lưới ổn định, có phân cấp mạch lạc và kết nối hiệu quả với các loại hình vận tải hành khách công cộng khác, phấn đấu đến năm 2020 tổ chức 16 làn đường ưu tiên cho xe buýt với tổng 133,8 km…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59