Phát huy hơn nữa giá trị di sản khu Hoàng thành Thăng Long
Phố cổ Hà Nội: Khai mạc chuỗi hoạt động nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam | |
Khai mạc “Ngày hội di sản văn hóa Việt Nam” | |
Ngăn chặn kịp thời các hành vi viết bậy lên di tích, di sản |
Thời gian vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nhằm giới thiệu rộng rãi giá trị các di sản đến nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Trong đó, nổi bật có một số sự kiện thường niên, gắn với khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, như: Hội sách Hà Nội, Liên hoan Du lịch làng nghề, Liên hoan âm nhạc quốc tế Gió mùa...
Cần phát huy hơn nữa giá trị di sản khu Hoàng thành Thăng Long |
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội cũng chủ động triển khai phối hợp với các công ty du lịch để xây dựng Đề án phát triển du lịch Hoàng Thành Thăng Long, đưa nơi đây thành một điểm đến trong hành trình khám phá các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội...
Đặc biệt, Trung tâm đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai Chương trình giáo dục di sản Hoàng Thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa trong các trường học trên địa bàn. Trong năm học 2018-2019, đã có trên 19 nghìn học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản.
Các nữ công nhân viên chức lao đông Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ tổ chức dâng hương, thăm quan tại Điện Kính Thiên - Hoàng thành Thăng Long. |
Từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, lượng du khách đến với Hoàng Thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa cũng ngày càng tăng lên, nếu nhu năm 2016 có gần 400 nghìn lượt du khách thì đến năm 2018 đạt 620 nghìn lượt và ước đến năm 2020 là 970 nghìn lượt. Tổng thu từ khách du lịch năm 2016 đạt 6,23 tỷ đồng; ước cả năm 2019 đạt trên 12 tỷ đồng...
Bên cạnh những kết quả khả quan, ông Trần Việt Anh Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, cũng nêu ra những khó khăn, hạn chế, như: Tốc độ tăng trưởng về lượng khách và doanh thu đạt chỉ tiêu, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, nhất là tại Khu di tích Cổ Loa; việc triển khai một số đề án, dự án trọng tâm của Trung tâm còn chậm; hạ tầng, cơ sở vật chất, cảnh quan chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; chưa có nhiều di chỉ, hiện vật khảo cổ... nên chưa có tính hấp dẫn về du lịch, do đó, để đưa di sản đến đúng “tầm” vẫn còn là chặng đường dài để đi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07