Phát hiện mảnh kim loại bị “bỏ quên” trong thực quản bé trai 2 tuổi
Hàn cắt kim loại và những ẩn họa cháy nổ khó lường | |
Asanzo S3 Plus có thiết kế kim loại, cảm biến vân tay |
Bác sĩ Nguyễn Minh Khôi – Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết bệnh nhi nhập viện ngày 30/4, do bị ho tái diễn. Chụp X-quang ngực phát hiện dị vật cản quang dạng vòng ở vị trí tương ứng với nền cổ. Chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh dị vật kim loại nằm trong trung thất trên, có ổ dịch khí xung quanh. Tuy nhiên, khi khai thác tiền sử gia đình không hề hay biết cháu đã nuốt phải dị vật gì và khi nào.
Hình ảnh phim chụp X-quang có và dị vật có cạnh sắc gỉ sét sau khi được các bác sĩ lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhi (Ảnh: Bệnh viện cung cấp) |
“Thông thường, dị vật có thể lấy được bằng phương pháp nội soi qua đường tự nhiên. Tuy nhiên điều đặc biệt của trường hợp này là khi nội soi hô hấp và tiêu hóa tìm dị vật lại không phát hiện dị vật trong lòng khí quản hay thực quản mà chỉ có dấu hiệu nghi ngờ với vết loét trợt tại thành trước thực quản”, bác sĩ Khôi cho hay.
Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ nhận thấy đây là ca bệnh đặc biệt, do mảnh kim loại có hiện tượng xâm thực vào thành thực quản và thoát ra gây áp-xe trung thất, không quan sát và lấy được qua soi tiêu hóa và hô hấp thông thường nên phẫu thuật mở tại chỗ là lựa chọn duy nhất.
TS.BS Tô Mạnh Tuân- Phó Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp đồng thời cũng là phẫu thuật viên chính của ca mổ chia sẻ: “Ngày 3/5, bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật với vết rạch ngang vùng cổ trước. Do vị trí dị vật nằm sát sau tuyến giáp, dây thần kinh thanh quản quặt ngược và các mạch máu lớn vùng cổ nên nguy cơ tai biến trong mổ rất cao.
Trong mổ phát hiện khối áp-xe trung thất trên nằm giữa khí quản và thực quản, kèm theo tổn thương thành thực quản. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu tích vào ổ áp-xe, lấy được dị vật kim loại dạng vòng, đường kính 18mm, dày 0.5mm, có cạnh sắc.
Sau ca phẫu thuật kéo dài 3 tiếng, trẻ được thở máy, dùng kháng sinh liều cao, chống phù nề. Sau 18 ngày điều trị, hiện trẻ đã ổn định, ăn uống tốt, được ra viện.
Bác sĩ Khôi cho biết, hóc dị vật là tai nạn rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Dị vật có thể gặp ở đường tiêu hóa, gây tắc ruột, thủng ruột (đặc biệt với dạng dị vật có từ tính); hoặc đường hô hấp gây suy thở cấp dẫn tới tử vong. Dù đã được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông nhưng những trường hợp trẻ bị hóc, nuốt dị vật nguy hiểm đến tính mạng vẫn thường xảy ra.
Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh và các cô giáo trông trẻ cần đặc biệt chú ý không nên cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ trẻ có thể bỏ vào miệng. Khu vực chơi của bé trong nhà phải sạch sẽ, không nên có các vật như: viên bi, pin, đinh, ngòi bút, lò xo… Nếu thấy trẻ ngậm vào miệng các vật nhỏ có thể gây hóc cần nhẹ nhàng dỗ cho trẻ tự nhè ra; không cho tay móc miệng làm trẻ sợ, khóc vì như vậy trẻ dễ nuốt dị vật vào đường ăn hoặc hít vào đường thở.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46