Phận người, sự đời trong “Chuyện của dòng sông đỏ”

“Chuyện của dòng sông đỏ” là một vở nhạc kịch độc đáo, được tạo dựng từ nguồn kinh phí xã hội hóa, hứa hẹn đậm hồn Việt, sẽ trình diễn tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) trong 2 tối 22 và 23/7/2017.  
phan nguoi su doi trong chuyen cua dong song do Sông băng bí ẩn giữa sa mạc khô cằn
phan nguoi su doi trong chuyen cua dong song do Về cố đô Hoa Lư, xuôi dòng Sào Khê lịch sử
phan nguoi su doi trong chuyen cua dong song do Thanh Trì chung tay bảo vệ sông Om
phan nguoi su doi trong chuyen cua dong song do
Cảnh trong vở "Chuyện của dòng sông đỏ".

Chuyện kịch xảy ra trên một con thuyền và một dòng sông đỏ. Đang lúc trời quang mây tạnh, thì mọi người bàn luận về việc chống giông bão. Nhân vật là Vua, Hoàng hậu, các phi tần, thái tử và các hoàng tử xoay quanh câu hỏi: Có phải dòng sông bao giờ cũng bình yên? Có phải trời bao giờ cũng mãi xanh? Có phải người bao giờ cũng mãi vui?

Các ca khúc trong vở diễn này đều là những sáng tác mới của các nhạc sĩ nổi tiếng: Nguyễn Cường, Lưu Hà An, Lê Minh Sơn, Giáng Son, Minh Đạo, Trọng Đài - viết riêng cho vở nhạc kịch, mang dấu ấn riêng của từng nhạc sĩ, được sáng tác theo kiểu “đo ni, đóng giày” cho các ca sĩ trong các nhân vật.

phan nguoi su doi trong chuyen cua dong song do
Họa sĩ - Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Hà Tùng. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Chủ đề vở nhạc kịch xoay quanh chuyện của dòng sông, nhưng không chỉ là riêng chuyện dòng sông và giông bão. Bao trùm tất cả vẫn là cuộc đời, là số phận và ứng xử của con người trong dòng chảy của lịch sử, của xã hội.

“Chuyện của dòng sông đỏ” dài 145 phút, gồm 3 màn, 6 cảnh. Xuyên suốt vở nhạc kịch là vai trò của diễn viên chèo - Nghệ sĩ ưu tú Thu Huyền trong vai Tông quản (hề dẫn chuyện). Nhân vật chủ đạo trong màn 1 là Nhà vua, do ca sĩ - Nghệ sĩ ưu tú Tấn Minh đảm nhiệm. Trong màn 1, Tấn Minh (hiện là GĐ Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long - đơn vị sản xuất chương trình này) sẽ thể hiện ca khúc “Dòng sông sắc đỏ” của nhạc sĩ Nguyễn Cường.

Màn 2, có sự xuất hiện của các nhân vật Hoàng hậu, phi tần, các hoàng tử - do Lô Thủy, Thanh Thanh Hiền, Khánh Linh, Hoàng Bách, Đình Tùng thể hiện các ca khúc “Mắt tằm”. “Con lắc” (Trọng Đài), “Bay đi”, “Cỏ gà” (Lưu Hà An), “Bến có còn sông” (Nguyễn Cường).

Màn 3 là đất diễn của ca sĩ Tùng Dương (vai Hoàng tử út) với 3 bài hát: “Vó ngựa trời Nam”, “Vượt sóng trùng khơi” và “Về dòng sông ấy”. Trong màn diễn này, Tùng Dương còn thể hiện đặc sắc khả năng múa và diễn kịch.

phan nguoi su doi trong chuyen cua dong song do
Thu Huyền và Tùng Dương trong một lớp diễn ở "Chuyện của dòng sông đỏ".

Sự kết hợp giữa chèo, nhạc pop, múa đương đại, ánh sáng, nghệ thuật kịch nói, kịch hát - được hòa quyện với nhau trong “Chuyện của dòng sông đỏ” (đạo diễn múa và dàn dựng sân khấu: Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Công Nhạc - nguyên Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam) hứa hẹn tạo nên một tác phẩm nhạc kịch đậm chất Việt và độc đáo. Tham gia diễn xuất trong vở diễn chủ yếu là các diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long (Hà Nội).

Điều đáng nói là kịch bản và tổng đạo diễn vở nhạc kịch “Chuyện của dòng sông đỏ” (hoặc có thể gọi là một chương trình ca nhạc có chủ đề) do Nghệ sĩ ưu tú - họa sĩ Hoàng Hà Tùng (người đã có thâm niên làm nghề tại Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam và thường được giới văn nghệ sĩ gọi yêu với cái tên Tùng “điên”) đảm nhiệm. Anh đang mắc bệnh ung thư tụy quái ác, nhưng vẫn say mê với “cuộc chơi” mới, riêng, lạ và cũng khá tốn kém này (nghe nói dự toán cho dựng vở gần 4 tỉ đồng).

Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Thời gian qua, với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp và Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ hàng triệu hộ gia đình được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, góp phần không nhỏ trong cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Chăm lo cho người lao động hướng đến xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch

Chăm lo cho người lao động hướng đến xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã có nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động; góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
LĐLĐ quận Đống Đa thăm, tặng quà cán bộ Công đoàn cơ sở có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa thăm, tặng quà cán bộ Công đoàn cơ sở có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), vừa qua, các đồng chí lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã đến thăm, tặng quà cán bộ Công đoàn cơ sở có hoàn cảnh khó khăn.
6 Cụm Công đoàn huyện Phú Xuyên tổ chức Giải Cầu lông cán bộ Công đoàn

6 Cụm Công đoàn huyện Phú Xuyên tổ chức Giải Cầu lông cán bộ Công đoàn

(LĐTĐ) Mới đây, 6 Cụm Công đoàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã tổ chức thành công Giải cầu lông cán bộ Công đoàn năm 2024.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại TP.Nha Trang

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại TP.Nha Trang

(LĐTĐ) Trong 3 ngày (từ ngày 15 đến 17/7), tại thành phố Nha Trang, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức lớp tập huấn "Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; bảo vệ và nâng cao kỹ năng cho lao động trẻ".
Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8%

Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8%

(LĐTĐ) Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) của thành phố Hà Nội có sự chuyển biến, đạt 99,8% (tăng 0,24% so với năm 2023).
EVNNPC: Tổng sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm tăng 14,68%

EVNNPC: Tổng sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm tăng 14,68%

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, EVNNPC đã đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng Công ty đạt 47,654 tỷ kWh, tăng 14,68% so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động