Phá bỏ ma trận giấy phép con

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, mặc dù các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay đã giảm từ 267 xuống còn 243, nhưng số lượng các điều kiện kinh doanh vẫn ở mức khủng khiếp: 5.719 điều kiện. 
pha bo ma tran giay phep con Chính phủ áp chuẩn OECD để bãi bỏ giấy phép con
pha bo ma tran giay phep con Vẫn “kêu trời” vì giấy phép con!

Còn theo ước tính mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện nay đang tồn tại tới 3.407 loại giấy phép kinh doanh. Chính các loại giấy phép con, thậm chí giấy phép cháu, chắt… này đang tạo thành một “ma trận”, là rào cản tạo ra sự trì trệ của nền kinh tế.

pha bo ma tran giay phep con
Xuất khẩu gạo - một thế mạnh của các doanh nghiệp Việt - cũng gặp khó bởi các quy định chưa phù hợp cần được tháo gỡ. Ảnh: P.V

“Cắt đứt” một quyết định gây khó dễ cho doanh nghiệp trong 10 năm trời

Ngày 17.8.2017, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra một quyết định khiến cộng đồng doanh nghiệp thở phào nhẹ nhõm như trút được “gánh nặng ngàn cân” treo vào cổ hơn 10 năm trời. Đó là quyết định số 37/2017/QĐ-TTg hủy bỏ Quyết định 50/2006/QĐ-TTg về danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng.

Điều đáng nói là Quyết định 50 trên thực tế đã hết hiệu lực từ… 10 năm trước. Cụ thể tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XII, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã được Quốc hội thông qua ngày 21.11.2007. Theo quy định tại Luật này, hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp đã được tách bạch.

Khoản 2 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa XK, NK lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn gồm các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Công Thương, Xây dựng, Quốc phòng và Công an.

Đến nay, các bộ đã ban hành Danh mục hàng hóa thuộc nhóm hai do bộ mình quản lý. Đồng thời, tại Điều 71 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã hủy bỏ hiệu lực của Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999 và Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21.10.2004.

Như vậy, căn cứ pháp lý ban hành Quyết định số 50 đã hết hiệu lực từ rất lâu nhưng cho tới bây giờ mới bị bãi bỏ. Hậu quả trong suốt 10 năm tồn tại một cách “nửa vời” này khiến doanh nghiệp lao đao, cơ quan quản lý lúng túng đặc biệt trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu. Ví dụ trong lĩnh vực y tế, hầu hết thiết bị y tế nhập khẩu về Việt Nam đều phải kiểm định rồi mới được thông quan.

Ngạc nhiên là, khi một trang thiết bị y tế sản xuất tại các nước tiên tiến thì sản phẩm đó đều đã trải qua những quy trình đăng ký, kiểm tra chất lượng ngặt nghèo với các tem nhãn chứng nhận của cơ quan chức năng nước sở tại trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường hoặc xuất khẩu. Thế nhưng khi NK về Việt Nam, các trang thiết bị ấy lại phải kiểm định lại từ đầu. Đó là điều hết sức vô lý.

Mặc dù hàng trăm mặt hàng sẽ không phải đối mặt với ma trận “giấy phép con” kể từ 5.10.2017 tới đây theo quyết định 37/2017/QĐ-TTg nhưng còn đó hàng ngàn điều kiện kinh doanh phi thị trường.

“Những ngành nào pháp luật không cấm thì được phép kinh doanh. Nhưng các giấy phép con vô lý, thừa, hoặc các điều kiện kinh doanh chồng chéo cần được cắt bỏ để xóa bỏ sự trì trệ, tạo cơ hội để doanh nghiệp phát huy hết năng lực, tạo niềm tin, hứng khởi để doanh nghiệp dám tiên phong đi đầu, đổi mới, sáng tạo đem hết khả năng, nội lực và đồng vốn để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế. Muốn như vậy, cần phải xóa bỏ những quy định phi thị trường” - TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM - chia sẻ.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Minh Thiện - CEO Cty TNHH Cỏ May - nêu một ví dụ khác: “DN không biết đến bao giờ Nghị định 109/2010/NĐ-CP được sửa đổi, điều chỉnh. Các quy định về đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, kho bãi 5.000 tấn, xay xát 10 tấn/giờ… là không cần thiết, nên để DN tự quyết.

Bởi hiện nay có những nhà máy xay xát chuyên môn hóa có thể gia công với công suất, số lượng lớn, đáp ứng được cho 5-10 DN chuyên xuất khẩu gạo. Như vậy hiệu quả hơn nhiều so với việc bắt các DN xuất khẩu gạo phải đầu tư xưởng, máy móc nhưng không sử dụng hết công suất rất lãng phí”.

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng lên tiếng đề nghị sửa đổi, bỏ bớt các quy định tréo ngoe của Nghị định 38/2012/NĐ-CP, yêu cầu doanh nghiệp phải có được một “giấy phép con” là giấy chứng nhận hợp quy khi thực hiện quy trình để đưa 1 sản phẩm bao gói sẵn ra thị trường của doanh nghiệp. Bởi tính từ ngày nộp hồ sơ lần đầu đến khi nhận được giấy chứng nhận hợp quy, DN phải mất 4-5 tháng. Lúc đó cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp cũng đã bị lỡ.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế - VCCI, mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy là sản phẩm tác động đến sức khỏe, tính mạng con người. Vấn đề cần kiểm soát đối với ngành, nghề này là đảm bảo việc sử dụng mũ bảo hiểm an toàn của người đi xe máy.

Sản phẩm cuối cùng trước khi đi ra thị trường cũng phải được kiểm duyệt để đảm bảo phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Do đó, kiểm soát điều kiện đối với các chủ thể kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy là không cần thiết, chưa hợp lý và là cản trở lớn đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

pha bo ma tran giay phep con
Xuất khẩu gạo cũng gặp khó bởi các quy định chưa phù hợp cần được tháo gỡ. Ảnh: P.V

Đừng để một miếng socola cần 13 giấy phép mới được xuất khẩu

“Khảo sát mới nhất của VCCI cho thấy, thủ tục thông quan một lô hàng hóa hết 48 tiếng theo đúng thông lệ quốc tế ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 38%. Trong đó, thủ tục hải quan chiếm 28% thời gian, 78% còn lại là thủ tục chuyên ngành. Đặc biệt, việc thông quan đối với hàng hóa cần kiểm tra ATTP, dữ liệu hải quan lấy 104 mẫu thì có trường hợp mất tới 16 ngày.

Như sản phẩm socola của một doanh nghiệp được sản xuất từ 12 loại nguyên liệu thì phải thực hiện “công bố phù hợp ATTP” cho cả 12 loại nguyên liệu này và sản phẩm cuối cùng. Tính ra, có tới 13 loại giấy phép. Và trong quá trình làm, nếu chỉ thay đổi một chi tiết nhỏ, không thay đổi chất lượng thì vẫn phải làm lại toàn bộ thủ tục” - ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ.

Những câu chuyện trên cho thấy vấn đề rào cản kinh doanh còn rất nhiều việc phải làm. Bên cạnh tối giản những giấy phép, điều kiện chính thức thì cần có cơ chế để ngăn cản, xử lý những hành vi tự ý ra quy định, yêu cầu làm khó người dân và doanh nghiệp.

Theo đánh giá của VCCI, rà soát các ngành, nghề kinh doanh trong Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tại Luật đầu tư 2014 (sửa đổi danh mục năm 2016), nhiều ngành, nghề không nên được xác định là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, nên loại bỏ khỏi danh mục, vì hoạt động của các ngành, nghề này không tác động đáng kể tới các trật tự công.

Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển… Nhiều hoạt động kinh doanh nên được quản lý bằng phương thức khác (kiểm soát chất lượng đầu ra của sản phẩm, hàng hóa) thay vì áp đặt điều kiện kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh.

VCCI cho rằng, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục Luật đầu tư còn nhiều vấn đề, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016, nhưng để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, các bộ nên tự rà soát và đánh giá lại các ngành, nghề thuộc phạm vi quản lý của mình, nhất là gắn với mục tiêu quy định tại Điều 7 Luật đầu tư 2014 để đảm bảo Danh mục này thực sự xác định chính xác những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

“Các điều kiện kinh doanh cũng mang tính áp đặt, can thiệp vào quyền tự quyết của DN, can thiệp vào thị trường bằng các mệnh lệnh hành chính, đẩy chi phí lên cao, gây khó khăn cho DN là điều hết sức vô lý, cần được điều chỉnh” - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Bộ KHĐT trình Chính phủ tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật ngày 22.8, bộ đề xuất bỏ 1.930 yêu cầu, điều kiện về kinh doanh được cho là những giấy phép con cản trở DN lâu nay. Trong số này, cơ quan ngành kế hoạch đề nghị bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần 302 điều kiện về tài chính.

Ngoài ra, 85 điều kiện kinh doanh về địa điểm và 1.336 điều kiện về năng lực sản xuất, 127 điều kiện về phương thức kinh doanh, 80 điều kiện về quy hoạch... được đề xuất bỏ toàn bộ. Ngoài ra, các điều kiện kinh doanh khác liên quan đến vấn đề nhân lực (trừ một số nghề thực sự đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm, như nghề y, nghề kiểm toán) và một số điều kiện có nội dung không phù hợp khác, cũng được kiến nghị bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần.

Cùng với việc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh, Bộ KHĐT đề xuất thay đổi cách thức quản lý kinh doanh theo tiêu chuẩn, thông lệ tốt của OECD. Cụ thể, thay các điều kiện có tính chất tiền kiểm sang hậu kiểm, cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra sản phẩm và công bố hợp chuẩn, hợp quy, Nhà nước kiểm tra ngẫu nhiên để bảo đảm tuân thủ pháp luật.

Theo Khánh Vũ - Lan Hương/ laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.

Tin khác

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

(LĐTĐ) Từ hôm nay 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất, các hình thức khác) không đúng với quy định.
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

(LĐTĐ) Với những nỗ lực đồng bộ của ngành thuế Thành phố, trong 10 tháng năm 2024, tổng doanh thu thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt 91.962 tỉ đồng, tăng 43,7% so cùng kỳ, chiếm 33,5% doanh thu thương mại điện tử cả nước.
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

(LĐTĐ) Bộ Tài chính cho biết, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0% hoặc tỷ lệ giải ngân thấp.
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

(LĐTĐ) Trong 10 tháng qua, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh công tác thu nợ thu được trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023. Các dịch vụ khai thuế điện tử đã đạt 4 triệu tài khoản, tăng 47% so với cuối năm 2023.
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, trong đó đã đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng.
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

(LĐTĐ) Dư luận đặt câu hỏi về việc quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng chưa đăng ký cấp phép và cơ sở nào đề xuất các sàn giao dịch TMĐT nộp thay thuế? Bộ Tài chính cho biết việc triển khai cơ chế sàn TMĐT khai, nộp thuế thay cho người bán là nội dung được khuyến nghị triển khai trong các tài liệu, nghiên cứu của các tổ chức quốc tế khác, cũng như đã chứng minh thực tế hiệu quả triển khai của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực.
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy kinh tế trong năm 2025, giải ngân đầu tư công cần được thực hiện nhanh chóng để đưa dòng tiền vào thị trường, từ đó giảm áp lực cho các ngân hàng thương mại.
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

(LĐTĐ) Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Kết luận Thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin (mã chứng khoán: TMB).
Vốn tín dụng cho “tam nông”

Vốn tín dụng cho “tam nông”

(LĐTĐ) Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định việc thúc đẩy phát triển tín dụng cho “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là một mục tiêu cốt lõi trong chương trình hành động của ngành nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp - nông thôn một cách bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động