Vẫn “kêu trời” vì giấy phép con!
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm đạt hơn 17 tỷ USD | |
Việt Nam chi hơn 11 tỷ USD nhập khẩu nông lâm thuỷ sản |
6 tháng mới thông quan
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, Điều 12, Luật An toàn thực phẩm quy định “thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường”, song lại không quy định về biện pháp “công bố phù hợp quy định an toàn”.
Doanh nghiệp thủy sản gặp khó bởi “giấy phép con”. ảnh minh họa |
Tuy nhiên, Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm lại quy định doanh nghiệp “phải đăng ký” phù hợp an toàn thực phẩm. Theo ông Nam, việc quy định này đã khiến các bộ, ngành chức năng ra quá nhiều điều kiện đối với doanh nghiệp. Vì vậy, với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, rà soát các văn bản gây bất lợi cho doanh nghiệp mà Chính phủ đang thực thi, các chuyên gia, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp đã kiến nghị bãi bỏ quy định trên. Đồng thời, xem lại một số điều của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 38.
Cụ thể, ngày 27/6/2017, VASEP đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để kiến nghị về một số nội dung tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012 về an toàn thực phẩm. Theo VASEP, dự thảo có một số quy định không có trong Luật An toàn thực phẩm, như quy định “xác nhận phù hợp an toàn thực phẩm”. “Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm” quy định tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP là một quy định không có trong Luật An toàn thực phẩm, nhưng lại là quy định đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến hơn nhiều so với quy định “công bố hợp quy”, một quy định chính thức của Luật An toàn thực phẩm.
Cũng theo các chuyên gia, ngay việc “tiếp nhận bản công bố hợp quy” của Nghị định 38, thực chất đang bị biến thành quá trình tiếp nhận - thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận không khác gì một loại hình biến tướng của “giấy phép con”. Quá trình thẩm định này đang diễn ra theo 4 bước (nộp hồ sơ lên chuyên viên - phó phòng thẩm định - trưởng phòng - Cục trưởng xét duyệt) khiến doanh nghiệp bị kéo dài thời gian, thậm chí có doanh nghiệp phải làm lại hồ sơ, tính lại thời gian xét duyệt từ đầu rất mệt mỏi.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, những “giấy phép con” kiểu này khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, bởi các thủ tục kéo dài hàng tháng, có doanh nghiệp mất 3 - 4 tháng, thậm chí có doanh nghiệp phải làm thủ tục đến 6 tháng mới được thông quan.
Doanh nghiệp mòn mỏi chờ cải cách thủ tục
Phát biểu tại Hội thảo “An toàn thực phẩm từ quy định đến thực tiễn quản lý” mới đây, bà Trần Ngọc Hân, đại diện Ủy ban Thực phẩm đồ uống AmCham chỉ ra một thực tiễn, sau 5 năm thực hiện Nghị định 38/2012, doanh nghiệp thủy sản tốn công sức, tiền bạc để làm xác nhận. “Đây hoàn toàn là kiểm tra tiền kiểm, tập trung ở mặt giấy tờ, trong khi khảo sát đã chỉ ra 99% các vụ ngộ độc thức ăn đến từ thực phẩm tươi sống, thức ăn đường phố, chỉ 1% nguy cơ đến từ thực phẩm đóng gói”- bà Hân nói.
Thậm chí, tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, Chính phủ đã chỉ đạo “rà soát, sửa đổi các quy định về tiếp nhận công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng bãi bỏ hoặc đơn giản hóa thủ tục; không yêu cầu xác nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chưa có quy chuẩn quốc gia”. Nhưng tại dự thảo mới nhất, quy định này vẫn chưa được Bộ Y tế sửa đổi. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn mỏi mòn chờ đợi cải cách thủ tục. |
Theo bà Hân, không có quốc gia nào yêu cầu công bố phù hợp an toàn thực phẩm như Việt Nam. Họ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, không kiểm tra trên giấy như ở Việt Nam. “Đặt ra quá nhiều thủ tục, doanh nghiệp phải tốn nhiều chí phí, nhưng ngay trên giấy phép ghi rõ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với vấn đề an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cũng phải tự chịu trách nhiệm đối với những gì công bố”- bà Hân băn khoăn. Thậm chí, tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, Chính phủ đã chỉ đạo “rà soát, sửa đổi các quy định về tiếp nhận công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng bãi bỏ hoặc đơn giản hóa thủ tục; không yêu cầu xác nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chưa có quy chuẩn quốc gia”. Nhưng tại dự thảo mới nhất, quy định này vẫn chưa được Bộ Y tế sửa đổi. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn mỏi mòn chờ đợi cải cách thủ tục.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp đang được xác định là một dư địa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng những quy định thủ tục hành chính về công bố phù hợp an toàn thực phẩm và công bố phù hợp quy chuẩn an toàn thực phẩm đang khiến giá thành sản phẩm tăng cao, giảm năng lực cạnh tranh, qua đó giảm hiệu quả của doanh nghiệp, gián tiếp giảm tiềm năng tăng trưởng của kinh tế.
Hải Yến – Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35