Ô nhiễm môi trường từ công trình xây dựng
Hà Nội: 3 người tử vong vì sập giàn giáo ở một công trình xây dựng | |
Mối lo mất an toàn từ những chiếc cần cẩu công trình |
Qua tìm hiểu, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hàng nghìn công trường xây dựng lớn, nhỏ thi công. Ngoài ra, mỗi tháng có khoảng hơn 10.000m2 đường bị đào bới để triển khai các công trình hạ tầng kỹ thuật. Một kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy hiện chất lượng môi trường của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã và đang giảm sút nghiêm trọng, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ hoạt động xây dựng.
Những công trình xây dựng đang khiến môi trường ngày càng thêm ô nhiễm |
Mỗi năm môi trường không khí thành phố phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2. Trong đó, quá trình phá dỡ, đào, san lấp, vận chuyển vật tư và tập trung nhiều thiết bị thi công có sử dụng động cơ diezen công suất cao đã phát thải khí độc hại như SO2, NOx, CO… làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trên một diện rộng quanh khu vực thi công.
Từ 1/4, công trình vi phạm quy định về môi trường sẽ lập tức bị dừng thi công Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BXD quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/4/2018, thay thế cho Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường ngành Xây dựng. Thông tư 02/2018 nêu rõ, đối với chủ dự án, cần lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận trước khi thi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường khi phát hiện nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công hoặc có nguy cơ dẫn đến mất an toàn môi trường. Đồng thời, chủ đầu tư phải phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng công trình xử lý, khắc phục khi xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường; kịp thời báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và các vấn đề phát sinh. Đối với nhà thầu thi công xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công gói thầu; Dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và có biện pháp khắc phục để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục thi công. Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường bằng văn bản định kỳ 01 (một) lần/năm và gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 15/01 của năm kế tiếp. Đồng thời cập nhật và lưu trữ các thông tin, dữ liệu của báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phần mềm quản lý trực tuyến cơ sở dữ liệu môi trường ngành Xây dựng. Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho chủ dự án và các nhà thầu có liên quan về những nguy cơ, vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình để có các giải pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với chủ dự án về công tác bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình của các nhà thầu trên công trường theo quy định của hợp đồng tư vấn xây dựng. |
Theo ghi nhận của phóng viên, dọc tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương (thuộc các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm) trong vài năm trở lại đây đã chứng kiến sự phát triển một cách nhanh chóng từ các công trì tòa nhà chung cư, văn phòng thương mại. Xe tải cỡ lớn nườm nượp nối đuôi nhau chở phế thải, vật liệu xây dựng ra vào các công trình.
Và hệ lụy đi kèm là tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại các dự án này. “Nhiều năm qua, tôi thường xuyên phải di chuyển qua tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương đã chứng kiến không biết bao nhiêu bụi bẩn tại các công trình xây dựng dọc tuyến đường này.
Mặc dù chủ đầu tư có tiến hành che chắn nhưng chỉ hạn chế được phần nào bụi bẩn từ công trường xây dựng chứ không thể hết được.
Hơn nữa, các xe chở vật liệu xây dựng ra vào công trường không được che chắn cẩn thận khiến đường xá càng thêm bẩn. Những hôm trời mưa, các xe chở đất đào móng từ các công trình xây dựng khiến nước bẩn chảy đầy ra đường, gây trơn trượt cho người tham gia giao thông”, Chị Đinh Vũ Mỹ Linh (trú tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) cho hay.
Không chỉ bụi bẩn, tiếng ồn từ các công trình xây dựng ở đây cũng trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Những người dân sinh sống dọc tuyến đường này cho hay, các dự án khi ở giai đoạn đào móng, ép cọc gây ra tiếng ồn rất khủng khiếp. Trong khi đó, dự án xây dựng thường nằm liền kề với nhà dân nên ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.
Có dự án để kịp tiến độ, đơn vị thi công thi công cả ngày lẫn đêm, những tiếng máy móc, đóng móng cọc rồi sắt thép va đập vào nhau khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Còn tại dọc tuyến đường Lương Thế Vinh (Nam Từ Liêm), rác thải được tập kết tràn lan gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị và bức xúc cho người dân.
Theo quan sát, rác thải chủ yếu là vôi vữa, bê tông, bao bì, vật liệu xây dựng từ công trường đã qua sử dụng. Theo người dân sinh sống tại đây, rác, phế thải xây dựng đã xuất hiện tại đây từ rất lâu. Nguồn rác thải này chủ yếu từ những công trình xây dựng được vận chuyển và đổ trộm xuống đây…
Có thể thấy, ô nhiễm môi trường do sự phát triển của đô thị đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, làm giảm chỉ số cạnh tranh của Hà Nội khi thu hút đầu tư.
Và việc kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động xây dựng chỉ có thể hiệu quả khi các cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Ngoài ra, các giải pháp đồng bộ như phân luồng giao thông, hạn chế phương tiện di chuyển vào khu vực xây dựng, áp dụng việc phun, rửa phương tiện ra vào công trường… cũng cần phải được đơn vị thi công tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.
H.Duy – T.Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50