Nông thôn mới mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện Gia Lâm (Hà Nội) mới chỉ có 20 xã đạt từ 7 đến 13 tiêu chí vào năm 2010; nhiều tiêu chí chưa đạt như: Quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường…Tuy nhiên, với sự vào cuộc sát sao của cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng lòng của nhân dân, đến nay huyện Gia Lâm đã có 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
nong thon moi mang lai nhieu chuyen bien tich cuc cho huyen gia lam Phát huy vai trò cán bộ cơ sở trong tuyên truyền vận động người dân
nong thon moi mang lai nhieu chuyen bien tich cuc cho huyen gia lam Huyện Thanh Oai: Tích cực tháo gỡ khó khăn để về đích nông thôn mới
nong thon moi mang lai nhieu chuyen bien tich cuc cho huyen gia lam Xây dựng nông thôn ở Lại Yên: Khi chính quyền và nhân dân đồng lòng

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết Đai hội Đảng bộ thành phố Hà Nội và Chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân; trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm đã tập trung triển khai, tổ chức thực hiện đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

nong thon moi mang lai nhieu chuyen bien tich cuc cho huyen gia lam
Bộ mặt nông thôn ở huyện Gia Lâm thay đổi mạnh mẽ nhờ xây dựng nông thôn mới

Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm đều đạt và vượt so với cùng kỳ năm trước; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỉ trọng ngành dịch vụ - thương mại, công nghiệp); tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng cao (đến năm 2018 đạt 6.192 tỉ đồng).

Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được tăng cường; công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện không ngừng được nâng lên; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 48,9 triệu đồng/người (tăng 31 triệu đồng so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,47% (năm 2010 là 6,25%).

Với đặc điểm là huyện ngoại thành ở phía Đông Bắc của Thủ đô, nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông huyết mạch; đã tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi tất yếu xây dựng nông thôn mới phải gắn với phát triển đô thị.

Trước những thuận lợi đó, huyện Gia Lâm xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm; là cơ hội để tập trung mọi nguồn lực đầu tư, định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp theo hướng đô thị hóa; từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội để tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo lao động, giải quyết việc làm góp phần nâng cao điều kiện sống người dân nông thôn gần với điều kiện sống người dân đô thị.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng theo quy hoạch được tập trung chỉ đạo và có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo đúng theo định hướng quy hoạch chung Thủ đô và các quy hoạch phân khu trên địa bàn được phê duyệt. Trong giai đoạn 2010-2019, huyện Gia Lâm đã đầu tư gần 6 nghìn tỷ đồng để phát triển, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, hệ thống hạ tầng khung trên địa bàn.

Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm, đến thời điểm hiện tại, 100% đường trục xã, liên xã; đường trục thôn, liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; gần 99% đường ngõ xóm được bê tông hóa; 100% tuyến đường từ 2m trở lên được lắp đặt chiếu sáng; các tuyến đường do huyện quản lý được cải tạo, nâng cấp, nhựa hóa đạt chuẩn; hình thành 11 tuyến phố văn minh đô thị, chiếm tỷ lệ trên 50% số trục phố chính.

nong thon moi mang lai nhieu chuyen bien tich cuc cho huyen gia lam
Nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng nông thôn mới ở Gia Lâm

Bên cạnh đó, huyện triển khai thực hiện 14 dự án tuyến đường hạ tầng khung; đồng thời thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 42 tuyến trục chính khớp nối hệ thống giao thông của huyện. Các thiết chế văn hóa, trạm y tế xã được đầu tư đồng bộ: 100% các thôn, 82,5% dân số được sử dụng nước sạch (đến hết năm 2019 là 100%). 82,9% trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia… Các cơ sở dịch vụ thương mại, các cụm công nghiệp, làng nghề được đầu tư, phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Ngoài ra, huyện đã xây dựng và triển khai phương án nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện gắn với Đề án đầu tư xây dựng, xã hội hóa hệ thống đường làng, ngõ, xóm, vườn hoa, sân chơi, ao hồ... Trong đó tập trung xử lý, nâng cao chất lượng môi trường trong các khu dân cư, trong nông nghiệp. Xác định đầu tư, tách nước thải 106 điểm ao hồ trong khu dân cư.

Qua đó, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, chất lượng vệ sinh môi trường được nâng cao, tạo quang cảnh sáng - xanh - sạch - đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Đối chiếu với quy định xây dựng huyện thành quận, huyện đã đạt 24/27 tiêu chí, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đạt 19/21 tiêu chí.

Đặc biệt, tổ chức sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực mang lại hiệu quả kinh tế cao: đã xây dựng và phê duyệt “Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020” và quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 tại 20 xã, thị trấn; đã chuyển đổi hơn 1.400ha lúa sang trồng rau, cây ăn quả, cây cảnh; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, triển khai thực hiện mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái; phát triển vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP…

Có thể thấy, nhờ xác định đúng trọng tâm, cùng với sự vào cuộc sát sao của Đảng ủy, chính quyền huyện Gia Lâm, sự đồng lòng chung sức của nhân dân, huyện Gia Lâm đã sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Qua đó, tiếp tục giữ vững những tiêu chí đã đạt được, đồng thời tập trung chỉ đạo và xây dựng nông thôn mới nâng cao, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đưa huyện Gia Lâm lên quận.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động