Nỗi lo nợ công
Nợ công tăng nhanh, kết quả chống tham nhũng chưa cao | |
Vì sao nợ công lên tới 66,4% GDP? | |
Chuyên gia WB lo nợ công của Việt Nam đang... tăng quá nhanh | |
Càng đội vốn càng tăng gánh nặng nợ nần |
Sức ép nợ công
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên) dẫn chứng: Nợ công năm 2010 so với năm 2009 tăng 27%, các năm tiếp theo năm nào cũng tăng và tăng cao, lần lượt là 24,8%; 18,4% và 17,9%. Đặc biệt, sức ép trả nợ ngày càng tăng, bắt đầu từ năm 2012, khi nước ta đã phải đi vay để đảo nợ. Con số vay mới này cũng ngày càng lớn, năm 2014 là 70.000 tỷ đồng và năm 2015 đã gần gấp đôi, tức là 130.000 tỷ đồng. Dẫu Chính phủ báo cáo trước Quốc hội, nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn, song ĐB Đỗ Mạnh Hùng lại tỏ ra lo lắng khi phân tích và dẫn chứng các số liệu cụ thể. Thông lệ quốc tế khi sử dụng ngân sách để trả nợ công phải ở mức dưới 25% tổng thu ngân sách thì mới trong ngưỡng an toàn, song chúng ta đã phải dành đến 31,9% tổng thu ngân sách để dành cho việc trả nợ.
Đi vào con số cụ thể, ĐB Trần Văn Đoàn (Cà Mau) chỉ rõ: Trong 5 năm qua, theo báo cáo tốc độ tăng nợ công đạt khoảng 205%/năm, tức là từ khoảng 1,3 triệu tỷ đồng năm 2011 lên đến, dự kiến, 2,7 triệu tỷ đồng năm 2015. Và như vậy, nếu 2013 lần đầu tiên chúng ta phải vay để đảo nợ là 40.000 tỷ USD thì năm 2014 là 77.000 tỷ USD, năm 2015 là 125.000 tỷ USD. Một số đại biểu thẳng thắn nhận xét: Những năm qua, Chính phủ tăng chi đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay, chưa phải là tích lũy của nền kinh tế, do đó dần trở thành gánh nặng của NSNN. Trong khi chi thường xuyên không giảm do bộ máy nhà nước cồng kềnh, năng lực quản lý nhà nước, năng lực công vụ chậm được cải thiện, thủ tục hành chính rườm rà, rắc rối, lễ hội nặng nề, tốn kém.
Bộ máy hành chính còn lớn
Một đại biểu Quốc hội cho rằng, NSNN đang khó khăn, chúng ta cần tiền cho đầu tư hạ tầng cơ sở và bảo vệ tổ quốc trong tình mới, điều này rất đúng, nhưng bản thân chúng ta hãy nghĩ lại cả một nền kinh tế có quy mô GDP khoảng 200 tỷ USD, mà không có nổi vài chục ngàn tỷ đồng cho việc tăng lương? Đại biểu này cũng cho biết thêm, trong khi NSNN không đủ cân đối cho việc tăng lương, thì ngay mới đây cũng chính Bộ Tài chính thông báo mỗi chiếc xe công ngốn 360 triệu đồng/năm và tiền nuôi xe công cũng ngốn ngân sách gần 13.000 tỷ đồng năm. Tại sao chúng ta luôn đưa ra phương châm cắt giảm, rút gọn bộ máy hành chính, song bộ máy vẫn cứ phình to? Vị đại biểu này còn cho hay, hãy nhìn về Quảng Ninh, chỉ việc địa phương này thí điểm mô hình sáp nhập hệ thống văn phòng các ban của Đảng, mặt trận, đoàn thể vào với nhau mỗi năm cũng tiết kiệm cho ngân sách tỉnh cả trăm tỷ đồng. Vậy trên bình diện quốc gia tại sao chúng ta không nghiên cứu để áp dụng.
ĐB Trần Du Lịch thẳng thắn nói rằng: Nước ta chưa giàu nhưng lại sinh quá nhiều lễ nghĩa. Hàng năm chúng ta đang tiêu xài quá lãng phí vào những việc như kỷ niệm, hội nghị, hội thảo, đón nhận huy chương và lễ hội. Do vậy, để giảm áp lực nợ công, sớm tăng lương, các đại biểu Quốc hội đề nghị: Chính phủ có thể xem xét tạm đóng băng mức bội chi NSNN 254.000 tỷ đồng của năm 2016 cho 3 năm kế tiếp, thay vì tăng hàng năm theo tỷ lệ phần trăm so với GDP để giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP khi xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn và mục tiêu định hướng vay và trả nợ quốc gia 5 năm 2016 -2020.
Lê Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31