Nợ công tăng nhanh, kết quả chống tham nhũng chưa cao
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII: Bao giờ mới hết đi vay? | |
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII: Nên đưa cả thu quỹ vào luật |
Toàn cảnh phiên khai mạc |
Phải đoàn kết một lòng
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, năm 2015, tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn giảm, giá dầu giảm sâu; tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến nguy hiểm, khó lường…đã tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cộng đồng doanh nghiệp, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và chính quyền các cấp, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực; tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi, đạt mức cao hơn kế hoạch đề ra; cải cách hành chính có bước tiến mới; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt những kết quả tích cực.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đọc diễn văn khai mạc |
Mặc dù vậy, tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu ngân sách nhà nước thiếu bền vững, bội chi cao, nợ công tăng; nông nghiệp tăng trưởng thấp, xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế thị trường vận hành chưa thật thông suốt; thị trường vốn, thị trường khoa học-công nghệ phát triển chậm; thị trường lao động, thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn; năng suất lao động thấp. Tình hình trật tự, trị an, an toàn giao thông diễn biến phức tạp; nhiều biểu hiện xấu về văn hóa, đạo đức, lối sống gây bức xúc trong xã hội…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh:“Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, thống nhất tư tưởng và hành động, có các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và 5 năm 2011-2015, tạo thế và lực đưa đất nước vững vàng bước vào chặng đường phát triển tiếp theo”.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, kỳ họp thứ 10 của Quốc hội cũng quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp 2016-2021.Thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia và phê chuẩn Phó Chủ tịch, uỷ viên Hội đồng bầu cử quốc gia; bầu Tổng thư ký Quốc hội. Thảo luận, góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
“Kỳ họp thứ 10 là kỳ họp cuối năm, kỳ họp có khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng. Nhiệm vụ đặt ra thật nặng nề và trách nhiệm cũng rất lớn lao. Vì vậy, tôi trân trọng đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan dành thời gian và công sức tiếp tục chuẩn bị, hoàn thiện chu đáo các nội dung trình Quốc hội theo chương trình, tiến độ đã xác định. Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, chất lượng góp phần để kỳ họp thành công tốt đẹp”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Kinh tế phục hồi nhưng chưa vững chắc
Thay mặt Chính phủ, trình bày trước Quốc hội báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011-2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho hay: Kinh tế trong nước giai đoạn 2006-2010 đạt tăng trưởng khá, đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Trên cơ sở kết quả đạt được và do chưa lường hết khó khăn, thách thức nên nhiều chỉ tiêu chủ yếu đề ra cho 5 năm 2011-2015 là khá cao.Từ năm 2011, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, kinh tế phục hồi chậm hơn dự báo, khủng hoảng nợ công diễn ra trầm trọng ở nhiều quốc gia.Trong nước, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho những yếu kém nội tại của nền kinh tế bộc lộ nặng nề hơn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại lớn, trong khi yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh ngày càng cao.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo về kinh tế- xã hội |
Trước diễn biến mới của tình hình, Quốc hội đã quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm quốc phòng an ninh và ổn định chính trị, xã hội, tăng cường công tác đối ngoại, tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối của giai đoạn 5 năm.
Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô giảm sâu, đồng nhân dân tệ đột ngột giảm giá, một số nền kinh tế lớn suy giảm tăng trưởng, đặc biệt là tình hình căng thẳng gay gắt ở Biển Đông, đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta vừa kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững hòa bình, ổn định, vừa nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011-2015. Trên hầu hết các lĩnh vực đều đạt kết quả quan trọng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế, đó là: Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; việc kiểm soát lạm phát và bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế chưa thực sự bền vững. Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn; cơ cấu thu, chi ngân sách chưa hợp lý; tỷ lệ chi đầu tư tiếp tục giảm sút từ 28% giai đoạn trước giảm xuống 22,6% giai đoạn 2011-2015.
Do nguồn thu bị hạn chế, trong khi nhu cầu chi để ổn định, phục hồi và phát triển lại tăng cao, dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước cao hơn mức Quốc hội cho phép và dư nợ của Chính phủ, nợ công tăng nhanh trong 5 năm qua.Tỷ lệ nợ công/GDP vào cuối năm 2015 khoảng 61,3%, nợ Chính phủ/GDP là 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia/GDP 41,5%, từ các mức tương ứng của năm 2011 là 50%, 39,3% và 37,9%.
Tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều yếu kém, hiệu quả chưa cao. Cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường còn chậm. Cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực còn chậm, thủ tục còn phiền hà, cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà nước còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ vẫn còn chồng chéo… Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu, bộ máy ngày một phình to… Công tác phòng chống tham nhũng dẫu có nhiều cố gắng song vẫn chưa đạt yêu cầu.
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31