Càng đội vốn càng tăng gánh nặng nợ nần
Lại nỗi lo nợ công | |
Khắc phục hạn chế, yếu kém để đưa nền kinh tế phát triển | |
Cứu cánh vỡ nợ công |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi các đại biểu Quốc hội (QH) về việc vay, sử dụng vốn vay; trong đó chủ yếu là vốn vay ưu đãi cho đầu tư phát triển (ODA), thì riêng năm 2014, Việt Nam đã ký kết 41 hiệp định vay ODA từ các nhà tài trợ với tổng trị giá 4.705,2 triệu USD. Việc phân bổ nguồn vốn được bố trí chi các ngành: Bộ Công Thương (năng lượng điện) 1.846 triệu USD, chiếm 31,6%;
Giao thông Vận tải là 1.173 triệu USD, chiếm 24,9%; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 327 triệu USD, chiếm 7%; Tài nguyên và Môi trường (cho biến đổi khí hậu) 217 triệu USD, chiếm 4,6%; Y tế là 170 triệu USD, chiếm 3,6%; còn lại được phân bổ cho các bộ, ngành và địa phương trong cả nước.
Cũng năm 2014, Chính phủ đã phát hành trái phiếu quốc tế với tổng giá trị 1 tỷ USD, lãi suất 4,8% để tái cơ cấu lại các khoản nợ gốc trái phiếu quốc tế phát hành năm 2005 và 2010. Trong năm 2014 Chính phủ chỉ cấp bảo lãnh cho một dự án vay trong nước, lũy kế đến 31/12/2014, tổng số dự án vay trong nước được cấp bảo lãnh là 26 khoản vay, chủ yếu thuộc lĩnh vực điện (8 dự án chiếm 68,35 % tổng giá trị vốn bảo lãnh) và dầu khí (7 dự án chiếm 23,81%).
Cầu Nhật Tân một trong những dự án dử dụng ODA rất hiệu quả |
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 1993-2014, các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài đã ký kết tài trợ khoảng 69,2 tỷ USD cho Việt Nam, bao gồm phần lớn là vốn vay ưu đãi (khoảng gần 90%) và một phần viện trợ không hoàn lại. Năm 2013, số vốn ODA được ký kết chiếm tới 4,1% tổng thu nhập quốc gia (GNI) của Việt Nam. Trung bình trong năm 2013, mỗi người dân Việt Nam nhận được 56,62 USD ODA), cao hơn rất nhiều mức trung bình 13 USD của 22 quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp bao gồm cả Việt Nam. |
Với việc phải vay các khoản ODA, vay có sự bảo lãnh của Chính phủ tương đối lớn trong năm 2014 đã kéo theo chỉ số nợ công gia tăng. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, nếu năm 2010, nợ công khoảng 51,7% GDP thì đến hết năm 2014 tăng lên khoảng 59,6% GDP.
“Nợ công là nguồn vốn quan trọng để bổ sung cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Trên 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng, phần còn lại được đưa vào ngân sách nhà nước cho chi đầu tư (1,5%) và một phần chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0,4%)”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Vì không đủ tiềm lực tài chính, nên chúng ta phải đi vay (vay ưu đãi, vay thương mại, vay doanh nghiệp) để đầu tư hạ tầng kinh tế. Do đó, bài toán hiệu quả kinh tế là rất quan trọng. Không thể phủ nhận, suốt 30 năm qua, nếu không có các khoản vay trên, cơ sở hạ tầng của chúng ta không thể phát triển như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả do công tác quản lý chưa tốt mà một số dự án đi vay chưa phát huy tác dụng; thậm chí quá trình thẩm định kém dẫn đến những phát sinh quá cao làm tăng gánh nặng nợ nần.
Qua công tác thanh tra của Bộ Tài chính, trong số 246 dự án sử dụng vốn vay có điều chỉnh tổng mức đầu tư, có 38 dự án vốn ODA có tổng mức đầu tư tăng thêm 109.824 tỷ đồng và 453,66 triệu USD; 2 dự án được Chính phủ bảo lãnh tăng 6.792 tỷ đồng; 206 dự án vay về cho vay lại có tổng mức đầu tư tăng 148.153 tỷ đồng và 47,5 triệu USD, làm tăng chi phí và nợ công.
Dự án xây dựng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sử dụng nguồn vốn ODA của Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam do Bộ GT- VT làm chủ đầu tư, sau 5 năm thi công, tổng mức đầu tư được điều chỉnh tăng từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD. Tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội có dự toán là 783 triệu euro, trong đó vốn ODA là 653 triệu euro và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 130 triệu euro. Song đến tháng 7/2014, dự án đã phải bổ sung 393 triệu euro, trong đó vay thêm 304,99 triệu euro vốn ODA.
L. Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55