Chuyên gia WB lo nợ công của Việt Nam đang... tăng quá nhanh
Càng đội vốn càng tăng gánh nặng nợ nần | |
Lại nỗi lo nợ công | |
Khắc phục hạn chế, yếu kém để đưa nền kinh tế phát triển |
Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên mức 6-6,2% trong năm 2015 nhờ vào một loạt những dữ liệu kinh tế vĩ mô khả quan. Đồng thời, cũng tỏ ra lo ngại trước thực tế nợ công "phi mã".
Tăng trưởng khả quan hơn
Các chuyên gia của WB đã đưa ra nhận xét lạc quan về tình hình kinh tế Việt Nam trong bản báo cáo “Điểm lại” cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, công bố ngày 20/7.
Theo đó, thay vì chỉ dừng lại ở ngưỡng tăng trưởng 6% năm 2015 đưa ra hồi tháng trước, WB đã nâng mức dự báo tăng trưởng này lên 6,2%, do cầu trong nước tiếp tục phục hồi, tiêu dùng cá nhân gia tăng và đầu tư tiếp tục cải thiện.
Đặc biệt là nhờ những kết quả ấn tượng đến từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – 2 ngành đóng góp tới một nửa vào mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cũng tăng mạnh, đạt 8,3% (loại trừ yếu tố giá) so với mức 6,3% cùng kỳ năm 2014.
Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 lên 6-6,2% |
“Việt Nam là một trong số những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới”- ông Sandeep Mahajan – chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho hay.
Tuy nhiên, ông Sandeep Mahajan cho rằng, kịch bản lạc quan chỉ xảy ra trong trường hợp Việt Nam khôi phục được tăng trưởng xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô và củng cố hệ thống tài khóa. Trong khi đó, mối lo nhập siêu đang gia tăng nhanh trở lại; tình hình thu chi ngân sách 5 tháng đầu năm 2015 vẫn cho thấy nhiều áp lực trong cân đối ngân sách năm nay. Tính đến hết tháng 5/2015 bội chi ngân sách ước gần 75.000 tỷ đồng.
Nợ công đang tăng quá nhanh
Điều khiến vị chuyên gia kinh tế trưởng của WB lo lắng hơn cả, nợ công Việt Nam được đánh giá tăng nhanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tính đến cuối năm 2014 tổng dư nợ công của Việt Nam (nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) ước tính 2.347 nghìn tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD), tăng lên gần 60% GDP so với mức 50% GDP năm 2011. Trong đó, gần 80% con số này là nợ Chính phủ, 19% là nợ được Chính phủ bảo lãnh và 1,4% là nợ của chính quyền địa phương.
Nợ tăng do thay đổi cơ cấu nợ. Do nhu cầu tài trợ ngân sách tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn vay ưu đãi bên ngoài, Chính phủ chủ yếu dựa vào vay trong nước để đáp ứng nhu cầu huy động vốn.
Mặc dù nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn giữ ổn định khoảng 27 – 28% GDP trong giai đoạn 2010 – 2014, nợ trong nước tăng nhanh từ 23,1% GDP năm 2010 lên 31,7% GDP năm 2014 . Phần lớn huy động vốn trong nước dựa trên phát hành trái phiếu Chính phủ với lãi suất bình quân 7,9%/năm trong năm 2013 và 6,6% năm 2014. Thời gian đáo hạn trung bình của trái phiếu Chính phủ tương đối ngắn 3,1 năm (2013) và 4,8 năm (2014).
“Điều này có thể phát sinh rủi ro quay vòng nợ không khớp với kỳ hạn, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cơ sở hạ tầng được tài trợ bằng nợ vay” – World Bank cảnh báo.
Cũng theo phân tích của WB, chi phí thanh toán nợ có thể tạo thêm gánh nặng lên ngân sách. Nghĩa vụ thanh toán nợ công (tổng thanh toán nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của Chính quyền địa phương) đã tăng từ 22% năm 2010 lên gần 26% tổng thu ngân sách năm 2014.
Nhận định Việt Nam sẽ kiểm soát được nợ công dưới ngưỡng 65% GDP, song tổ chức này cho rằng ngân sách đang phải chịu áp lực lớn do nghĩa vụ thanh toán nợ tăng nhanh, chi trả lãi vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi khác.
Ngoài ra, nghĩa vụ nợ tiềm tàng từ DNNN và khu vực ngân hàng cũng trở thành mối nguy cơ rủi ro tới tính bền vững của nợ công.
"Trong tương lai, việc có đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững hơn hay không tùy thuộc vào khả năng Việt Nam có duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu hay không. Các khoản nợ này ước tính có quy mô khá lớn, tính rủi ro cao và có thể đe dọa tới ổn định tài khóa. Mặc dù Chính phủ nhận ra những rủi ro này nhưng vẫn chủ trương không sử dụng các nguồn lực ngân sách nhà nước để tái cấp vốn các ngân hàng hay tái cơ cấu nợ của DNNN", chuyên gia kinh tế của WB nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55